Trong vô vàn điều kỳ lạ tại vùng sông nước này, chúng ta phải kể đến chuyện của 2 người phụ nữ có khả năng đặc biệt khiến bao người ngỡ ngàng.
Những câu chuyện về miền Tây luôn là đề tài được mọi người săn đón và hào hứng nghe. Bởi nơi này có nhiều điều thú vị từ nhân vật đời thường, các món ăn ngon đến phong cảnh bình dị… Và trong vô vàn điều kỳ lạ tại vùng sông nước này, phải kể đến chuyện của 2 người phụ nữ có khả năng đặc biệt khiến bao người ngỡ ngàng.
Người phụ nữ Sóc Trăng 13 năm không ăn cơm, nằm thiền trên mặt nước
Lần đầu tiên xuống nước nằm thiền, chị Phạm Thị Tuyết (ngụ huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đã buột miệng đọc 4 câu thơ “Nằm trên mặt nước thấy ung dung/Rau trái tôi đây chỉ tạm dùng/Tầm dược độ đời thương sanh chúng/Một lòng tích đức để mai sau”. Và sau lần đầu tiên, chị có khả năng kỳ lạ này đến nay đã hơn chục năm.
“Tôi phát hiện ra mình có khả năng này sau thời gian ngắn bỏ hoàn toàn cơm gạo. Hồi đó không hiểu vì lý do gì mà cứ mỗi lần ăn cơm, tôi thấy trong nước khó chịu dù trước đó chúng tôi ăn chay trường. Đến tháng 10/2009, tôi bỏ hẳn cơm, chỉ ăn rau trái qua ngày.
Một ngày, tôi nghe văng vẳng tiếng ai nói bên tai: "Mày xuống sông đi. Mày có thể nổi trên mặt nước đó. Tôi nghĩ mình thiếu tinh bột nên sinh ra ảo giác, vì thế không tin và cũng không làm theo", người phụ nữ miền Tây nói.
Lần đầu tiên xuống nước nằm thiền, chị Phạm Thị Tuyết (ngụ huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đã buột miệng đọc 4 câu thơ về khả năng kỳ lạ của mình. (Ảnh: ĐLBD)
Cho đến khi coi truyền hình, chị Tuyết thấy người ta quay cảnh hai cha con nhà nọ nổi trên mặt nước hay quá liền nhớ lại tiếng văng vẳng năm xưa nên mạnh dạn xuống nước thử. Khi ấy chị cũng bắt chước ngồi kiết già rồi mới xuống nước nằm, song chỉ nửa thân trên nổi hẳn, còn phần hông trở xuống cứ lắc lư qua lại như chiếc ghe. Lúc đó, chị lại nghe thấy tiếng ai nói: “Hết năm sau mày mới nổi hẳn”.
“Thế rồi tôi nổi toàn thân thật nhưng luôn là ở tư thế kiết già. Mỗi lần xuống sông, tôi sẽ ngồi thiền một chút sát mé nước, bắt chân trong tư giết kiết già rồi dùng hai tay di chuyển xuống nước. Tôi cứ thả nổi người như thế, để dòng nước cuốn mình trôi đi.
Khi nằm thiền trên sông, tôi không suy nghĩ gì cả và có thể nằm thiền từ sáng tới chiều mà không hề bị làm sao. Tuy nhiên tôi chỉ nằm một lúc rồi đi lên bờ vì sợ dòng nước xiết đẩy mình vào khúc kẹt nào cả, sợ ghe thuyền bất ngờ đi qua tông phải”, chị Tuyết kể.
Trước kia, chị Tuyết giấu kín khả năng này của mình bởi không muốn người đời dòm ngó hoặc sợ hãi. Hơn cả, với chị, khoảnh khắc thiền trên sông rất riêng tư, không phải để biểu diễn cho đám đông xem.
Trước kia, vì nhiều lý do, chị Tuyết giấu kín khả năng này của mình.
Chồng chị Tuyết cho hay, anh cảm thấy “năng lực” của vợ hết sức bình thường, không có gì đáng sợ. Anh lý giải việc chị nằm thiền trên sông do đã ngồi thiền trong tư thế kiết già nhiều năm nên cũng không có gì lạ lẫm.
Gia đình chị Tuyết sống giản dị, không bon chen nhờ dựa vào tiệm tạp hóa nhỏ tại nhà. Hằng ngày họ dành nửa ngày để làm công quả ở chùa, đốn thuốc tại vườn dược liệu của chùa và làm thuốc nam. Chị tâm niệm cuộc đời vốn ngắn ngủi nên cố sống sao cho mọi người xung quanh có lợi lộc, như thế mới an yên.
Người phụ nữ có khả năng "biến cơ thể thành giấy vẽ"
Chị Nguyễn Ngọc Phượng (34 tuổi, ngụ Vĩnh Long) là con thứ 6 trong gia đình đông anh em. Chị sở hữu khả năng đặc biệt biến cơ thể thành giấy vẽ.
Chị từng tâm sự trong một lần đi bắt cá ở quê nhà đã vô tình dùng móng tay cọ xát vào da thì sau hơn 5 phút thấy những vết đó nổi gờ, có màu hồng nhạt. Thấy kỳ lạ, chị tiếp tục viết chữ vào da ở nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể thì cũng xảy ra hiện tượng tương tự. Nhưng chỉ 1-2 giờ đồng hồ thì tất cả sẽ tự lặn mất và trở về trạng thái bình thường.
Chị Phượng sở hữu khả năng đặc biệt biến cơ thể thành giấy vẽ.
“Tôi chỉ cần cọ xát một vật không sắc nhọn như đầu đũa hoặc ấn một vật nào đó lên bất kỳ phần da của cơ thể đều để lại vết nổi theo hình dạng của vật đó hoặc nét vẽ. Con gái tôi thường viết chữ và vẽ tranh trên da của tôi”, chị Phượng nói.
Trong lúc làm việc, kiểm tra hàng hóa, chị Phường thường xuyên bị các vật dụng trong xưởng cọ xát khiến da nổi trên gờ tay. Nhiều đồng nghiệp thấy vậy đã khuyên chị đi khám chuyên khoa da liễu nhưng kết quả đều bình thường.
Bà Em – mẹ của chị Phượng tỏ ra khá ngạc nhiên khi con gái mới phát hiện khả năng đặc biệt này. Bà bảo ngoài chị ra, các người con của bà đều không ai có hiện tượng như vậy.
Một số bác sĩ chuyên khoa da liễu thuộc Sở Y tế Vĩnh Long cho biết, hiện tượng như trường hợp của chị Phượng được gọi là Dermographism. Những người bị tình trạng này phát triển các vết hằn hoặc phản ứng giống như phát ban cục bộ khi họ gãi da. Nó cũng có thể xảy ra khi da tiếp xúc với áp lực hoặc cọ xát. Tình trạng này còn được gọi là viết da, da vẽ nổi, hoặc mày đay da liễu. Nhưng đây được xem là một bệnh da liễu lành tính.