Những mặt hàng “bắt trend” mã QR xác nhận thẻ xanh, thẻ vàng này đang thu hút đông đảo sự chú ý của người tiêu dùng.
TP.HCM: Hàng loạt quán bar, nhà hàng ở “phố Tây” Bùi Viện chuyển sang bán rau củ, thịt, cá
Nhiều không gian du khách ngồi ăn uống với tiếng nhạc chát chúa tại “phố Tây” Bùi Viện, TP.HCM trước đây giờ trở thành nơi bán rau, củ, thịt, cá.
“Phố Tây” đường Bùi Viện (quận 1), địa điểm với nhiều quán bar, club, vũ trường… thu hút du khách nước ngoài, giới trẻ tham quan, vui chơi, ăn uống nhộn nhịp vào buổi tối bậc nhất TP.HCM. Tuy nhiên, con phố này trở nên ảm đạm hơn 4 tháng qua do ngừng hoạt động vì dịch COVID-19.
Từ 1/10, khi thành phố nới lỏng giãn cách, các loại hình kinh doanh đặc trưng tại con phố này vẫn chưa được hoạt động, chỉ có một vài quán ăn, cửa hàng mở cửa bán mang về. Thời gian gần đây, nhiều quán bar, nhà hàng đã chuyển đổi công năng thành những cửa hàng bán rau, củ, quả, thịt, cá.
Các loại thực phẩm đủ loại được tiệm bày bán từ bên trong ra đến một phần vỉa hè phố đi bộ.
Nhân viên một quán mở bán trái cây cho biết trước đây quán beer luôn nhộn nhịp khách cả ngày lẫn đêm nhưng sau mấy tháng đóng cửa vì dịch, chủ quán không cầm cự nổi nên hai tuần nay dùng mặt bằng để bán trái cây kiếm thêm chút chi phí trang trải.
“Đoạn đường này gần nhà, những ngày gần đây các quán bar bán khá nhiều loại thực phẩm tươi, nhất là nhiều rau củ, giá cả cũng hợp lý nên tôi cùng nhiều bà con trong khu vực ghé mua rất tiện”, bà Nguyễn Tuyết Nhung, ngụ phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 cho biết.
Từ trong ra ngoài các quán bar, bàn ghế cho khách ngồi được thu gọn để chủ quán và nhân viên dành nơi để những thùng trái cây, rau củ… Vỉa hè cũng trở thành nơi phân loại từng bó rau để bán cho khách.
Không gian bên trong một số nhà hàng, quán beer trước đây nhộn nhịp khách cùng tiếng nhạc chát chúa nay được chủ chuyển đổi thành “siêu thị mini” lắp đặt những dãy kệ đựng thực phẩm, rau, củ…
Khách hàng có thể vào tự do lựa chọn các mặt hàng và ra quầy thành toán. Quản lý một quán bar cho biết các loại rau, trái cây quán chủ yếu lấy hàng ở Đà Lạt, giá bán cũng không hơn ngoài chợ. Mặt bằng thuê sẵn không làm gì nên bán thêm kiếm chút chi phí chứ không đủ bù tiền thuê.
Các tiệm lớn nhỏ phần lớn đều để sẵn bảng giá các mặt hàng cho khách tham khảo, lựa chọn.
Một quán bar hai tầng, chủ sử dụng tầng trệt chuyển thành tiệm rau, bán cả đồ tạp hoá. Tiệm hoạt động từ sáng đến tối, luôn duy trì 4 nhân viên quán phục vụ.
Không gian quán bar nhìn ra phố, du khách ngồi uống bia, nói chuyện trước đây nay là nơi bày bán các loại đồ tạp hoá.
Quán ăn, giải khát góc đường Bùi Viện - Đỗ Quang Đẩu cũng được chủ quán cải tạo lại thành sạp bán rau củ, hải sản…
“Hai vợ chồng vừa mở quán nhậu tại đây được vài tháng thì đợt dịch thứ 4 bùng phát, quán đóng cửa 5 tháng qua. Gia đình cạn tiền nên chuyển đổi sang bán cá, thực phẩm để kiếm kế mưu sinh khi thành phố nới lỏng giãn cách”, anh Nguyễn Văn Hoà cho biết.
Một số mặt bằng trước các quán ăn chưa mở cửa cũng được nhiều hộ tận dụng để mở các quầy thịt bán cho người dân quanh khu vực. Một số chủ quán bar, quán ăn, club cho biết sẽ tiếp tục bán thêm một thời gian nữa khi chính quyền cho phép những loại hình kinh doanh này hoạt động trở lại.
Tin liên quan
Mỗi năm chỉ họp một lần vào đêm mùng 7, sáng mùng 8 tháng Giêng, chợ Viềng thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến dâng lễ, du xuân và...
Cắt tóc là một trong những hoạt động được nhiều người dân Sài Gòn lựa chọn nhất cho ngày đầu tiên nới lỏng giãn cách. Các tiệm cắt tóc cũng...
Cũng theo chị Tin, để mở quán bún bò, chị phải thực hiện 3 tại chỗ, trả lương và nuôi ăn ở cho 2 nhân viên. Đặc biệt, cứ 2 ngày nhân viên...
Tin bài cùng chủ đề Tin tức TP.HCM
Khói lửa bùng lên bao trùm căn nhà bốn tầng ở quận Bình Thạnh khiến cả khu dân cư hoảng loạn, tối 19/1.