Khó tin bộ tộc cứ đầu năm mới lại đổi vợ cho nhau để làm "chuyện ấy" lấy may mắn

Ngày 18/05/2018 02:30 AM (GMT+7)

Người dân thuộc bộ tộc này tin rằng, việc đổi vợ cho nhau ngày đầu năm sẽ giúp họ tránh được xui xẻo và gặp nhiều may mắn.

Orochi là một dân tộc thiểu số sống tập trung ở huyện Sovetskaya Gavan và Vanino, thuộc phía tây vùng Siberi, nước Nga. Bộ tộc này còn có tên gọi khác là Nani, theo tiếng địa phương có nghĩa là "người bản địa". Mặc dù có dân số không lớn nhưng người Orochi có nhiều phong tục, tập quán độc đáo, góp phần tạo nên bản sắc riêng biệt.

Người Orochi tin rằng, thế giới đầy rẫy những nguy hiểm đến từ kẻ thù, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai và dịch bệnh. Do đó, họ tìm đến sự giúp đỡ và che chở của những vị thần linh hoặc sự phù hộ của những người thân đã khuất ở thế giới bên kia.

Khó tin bộ tộc cứ đầu năm mới lại đổi vợ cho nhau để làm amp;#34;chuyện ấyamp;#34; lấy may mắn - 1

Người Orochi ở vùng Siberi, nước Nga.

Người Orochi tin rằng tổ tiên của mình là động vật, vì vậy, họ thờ Thần Hổ, Thần Gấu và nhiều thần linh khác theo truyền thống dân tộc. Ngoài việc thờ cúng, họ cũng tìm ra những cách rất đặc biệt nhằm tránh tai họa, điềm gở mà quỷ dữ mang lại.

Tục đổi vợ đầu năm

Theo quan niệm của người Orochi, vận mệnh và cuộc sống của mỗi gia đình nằm trong tay các vị thần và được quyết định theo từng năm. Thời điểm kết thúc năm cũ, bước sang năm mới chính là lúc các vị thần định đoạt số phận của người dân.

Để tránh vận rủi đầu năm, người Orochi đã nghĩ ra một phong tục rất độc đáo nhằm "đánh lừa" quỷ dữ, đó chính là tạo ra những cặp vợ chồng giả, để những cặp đôi giả này sẽ hứng hết những điều không may cho những gia đình thật trong năm tới. 

Theo đó, vài ngày trước khi sang năm mới, người dân sẽ tụ tập lại. Một hội đồng cấp cao sẽ được thành lập bao gồm những người phụ nữ lớn tuổi và không có chồng con. Hội đồng này có nhiệm vụ "ghép đôi" các cặp vợ chồng. Người chồng của gia đình này sẽ ghép với vợ của gia đình khác và ngược lại. Việc ghép đôi được đảm bảo cặp năm nay không trùng với cặp năm trước.

Khó tin bộ tộc cứ đầu năm mới lại đổi vợ cho nhau để làm amp;#34;chuyện ấyamp;#34; lấy may mắn - 2

Một người phụ nữ Orochi.

Sau khi đã có danh sách ghép đôi, hội đồng sẽ gửi đến cho những người chồng tên của người vợ mà năm nay anh ta sẽ ghép đôi. Những người chồng sẽ phải giữ kín bí mật cho đến đêm giao thừa. Trong khi đó, những người vợ hoàn toàn không biết gì về việc mình sẽ ghép đôi với ai. Họ vẫn vô tư trang hoàng nhà cửa, nấu ăn và chuẩn bị những bộ quần áo đẹp cho mình.

Sau đó, vào đúng đêm giao thừa, người chồng sẽ đến đón vợ giả của mình về nhà. Còn người vợ vẫn không hề biết chồng giả của mình là ai cho đến khi có người tới đón. Họ sẽ đón năm mới cùng chồng/vợ giả của mình bằng cách ngồi hàn huyên tâm sự, hoặc động phòng như những cặp đôi mới cưới.

Việc quan hệ tình dục giữa những cặp vợ chồng giả là không bắt buộc, nhưng người Orochi luôn hiểu ngầm rằng đó là một điều đáng hoan nghênh. Mặc dù rất coi trọng trinh tiết và quan hệ vợ chồng hợp pháp, nhưng người Orochi không phản đối việc qua đêm với vợ/chồng giả bởi đó là truyền thống dân tộc.

Khó tin bộ tộc cứ đầu năm mới lại đổi vợ cho nhau để làm amp;#34;chuyện ấyamp;#34; lấy may mắn - 3

Một ngôi nhà của người Orochi nằm giữa núi.

Vào sáng hôm sau, những người vợ giả sẽ thức dậy và dọn dẹp căn nhà như những người vợ thật sự. Sau đó, họ sẽ được trả về với chồng và gia đình thật của mình. 

Người Orochi tin rằng, việc đổi vợ là cách thông minh nhất để "đánh lừa" quỷ dữ. Bởi nếu ác quỷ có gieo rắc tai họa thì người gánh chịu là những cặp vợ chồng giả, trong khi nó chỉ tồn tại đúng 1 ngày, nhờ đó mà tai họa cũng biến mất.

Dù mỗi năm, đàn ông và phụ nữ Orochi lại qua đêm với một người lạ trong làng nhưng nó luôn được đánh giá là một phong tục đẹp và có giá trị tinh thần cao, không chỉ giúp người dân tránh được vận rủi mà còn giúp họ có một tâm lý thoải mái trong năm mới. Phong tục này đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người Orochi, được họ lưu giữ qua nhiều thế hệ.

Kỳ lạ ngôi làng phụ nữ đi tắm không cần phải đóng cửa, ngân hàng không cần khóa
Ở ngôi làng này, phụ nữ đi tắm không cần đóng cửa, nhà dân không cần đóng. Thậm chí, ngay cả ngân hàng cũng không cần khóa.
Thiện Tâm (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h