Trường hợp công dân chỉ có thông tin năm sinh phải bổ sung ngày, tháng sinh để làm thủ tục cấp CCCD gắn chíp.
Bộ Công an cho biết, theo quy định Điều 18 Luật Căn cước công dân (CCCD) thì mặt trước thẻ CCCD thông tin ngày, tháng, năm sinh của công dân. Vì vậy với trường hợp công dân chỉ có thông tin năm sinh phải bổ sung ngày, tháng sinh để làm thủ tục cấp CCCD.
Không có thông tin về ngày, tháng sinh có làm thẻ CCCD gắn chíp được không? - Ảnh minh họa
Thủ tục bổ sung thông tin ngày, tháng sinh:
- Nếu công dân có giấy tờ hợp lệ thể hiện thông tin ngày, tháng, năm sinh: Công dân làm thủ tục cấp CCCD tại cơ quan quản lý CCCD cấp huyện cần điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu mà việc điều chỉnh này thuộc thẩm quyền của Công an cấp huyện và công dân xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về cư trú thì tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu của công dân đồng thời với việc tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
- Nếu công dân chưa có giấy tờ hợp lệ thể hiện thông tin ngày, tháng, năm sinh: Đề nghị công dân đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi làm thủ tục đăng ký khai sinh lần đầu hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú để làm thủ tục bổ sung ngày, tháng sinh vào giấy khai sinh sau đó làm thủ tục cấp CCCD theo quy định.
Làm CCCD gắn chíp mất bao lâu thì nhận được thẻ? Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân gắn chíp phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chíp cho công dân trong thời hạn sau đây: Trường hợp cấp mới, cấp đổi: - Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc; - Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc; - Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc. Trường hợp cấp lại: - Tại thành phố, thi xã không quá 15 ngày làm việc; - Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc; - Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc. Lưu ý: Trên thực tế, vì số lượng người yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp quá lớn dẫn đến cơ quan thẩm quyền quá tải. Vì thế, thời gian trả thẻ căn cước công dân gắn chíp có thể kéo dài hơn so với Luật quy định. 2 cách nhận thẻ Căn cước công dân gắn chíp Theo điểm e khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA ( được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BCA): “Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận số CMND, trả thẻ CCCD và số hộ khẩu (nếu có) theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ CCCD là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ CCCD tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.” Như vậy, người dân có thể nhận thẻ căn cước công dân gắn chíp qua 02 cách: - Cách 1: Nhận trực tiếp tại nơi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp. - Cách 2: Nhận thẻ qua bưu điện. Với cách này người dân cần ghi rõ địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai Căn cước công dân gắn chíp và khi nhận phải tự thanh toán phí chuyển phát. Trường hợp nhận thẻ qua bưu điện thì Công an vẫn phải đảm bảo đúng thời gian theo quy định. |