Cuộc chiến chống lại virus chết người Ebola tại Tây Phi trở nên "khốc liệt" hơn khi bác sĩ trên khắp thế giới phải đối phó với cả những kẻ đồng lõa với bệnh dịch: Đám phù thủ châu Phi.
Cả thế giới gần như đang hoang mang về thảm họa liên quan đến virus Ebola tại châu Phi. Lúc này, y học vẫn chưa có thuốc đặc trị cho những người bị nhiễm và cũng không có loại virus nào phòng tránh lây lan một cách hiệu quả. 90% những người mắc virus Ebola sẽ bị tử vong.
Chính vì sự nguy hiểm đó, cơ quan y tế thế giới và nhiều bác sĩ đang đổ đến Tây Phi để chiến đấu với vũ khí nguy hiểm bậc nhất của tử thần. Tuy nhiên, cuộc chiến đó không hề dễ dàng khi họ gặp phải những kẻ đồng lõa với bệnh dịch: Đó là đám phù thủ châu Phi.
Bác sĩ thuộc tổ chức “Thày thuốc không biên giới” chăm sóc cho 1 nạn nhân Ebola ở Congo. A.P
Nghe lời phù thủy hơn bác sĩ
Bác sĩ Benjamin Black đang có mặt Sierra Leone trong nỗ lực giúp người dân ở đây thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Ngày đầu đặt chân tới đây, Black đã được một đồng nghiệp dặn rằng: "Nếu anh muốn đến một ngôi làng nào đó phổ biến về cách thức phòng chống virus Ebola thì trước hết hãy gặp tay phù thủy trong làng và tìm kiếm sự ủng hộ của gã ta. Tại đây, lời phù thủy có giá trị hơn lời bác sĩ".
Black cho rằng đây chỉ là một lời nói đùa của đồng nghiệp. Là một người trưởng thành trong trường đài học danh tiếng ở Anh và làm việc trong môi trường khoa học, Black tin rằng kiến thức và tài năng của mình sẽ thuyết phục người dân nghe theo. Tuy nhiên, khi bước vào thực tế thì anh mới thấy lời dặn của người đồng nghiệp hoàn toàn chuẩn xác. Lời nói của anh không có giá trị bằng những tay phù thủy vốn một chữ bẻ đôi không biết.
Khi Black đến Kailahun một ngôi làng hẻo lánh cách thủ đô của Sierra Leone 500 cây số, anh nhờ một vị quan chức địa phương tập hợp người dân trong một lớp học của làng. Tại đây, Black hướng dẫn người dân phải thường xuyên đeo khẩu trang và gắng rửa tay sát trùng nhiều nhất có thể để tránh bị viurs xâm nhập vào cơ thể.
Sau đó, Black phát khẩu trang y tế cho mọi người kèm theo thuốc sát trùng rửa tay. Xong việc, Black lên xe đi sang vùng khác nhưng chỉ hai tuần sau, anh được thông báo ngôi làng anh đến đã có người bị tử vong bởi virus Ebola và hàng chục người khác bị nhiễm bệnh chờ chết.
Khi Black đến lại ngôi làng thì thấy không ai áp dụng việc đeo khẩu trang hay rửa tay như anh hướng dẫn. Sau khi hỏi một thầy giáo trong làng thì anh được biết người dân trong làng không làm cách này vì bị thầy phù thủy trong làng cấm.
Gã bảo với dân làng rằng nếu đeo khẩu trang thì Thượng đế sẽ không nhận ra mặt họ để che chở và sẽ giáng tai họa. Nếu rửa tay liên tục với thuốc sát trùng thì đó là sự lãng phí nguồn nước mà thượng đế ban cho loài người nên cũng bị tai họa. Tay phù thủy này bảo dân làng vẫn phải dùng nước ở dòng sông bẩn thỉu ô nhiễm để tắm giặt. Chính đây là nguồn cơn khiến virus Ebola bị phát tán.
Một phù thủy Châu Phi. A.T
Điều ngạc nhiên là dù bị nhiễm virus và có người tử vong nhưng dân làng Kailahun vẫn không hề mảy may nghi ngờ năng lực của tay phù thủy bịp bợm. Chính gã phù thủy này nói những người nhiễm virus là những kẻ đã chạm tay vào khẩu trang của người da trắng, rửa tay bằng thuốc của người da trắng khiến Thượng đế tức giận. Gã phù thủy này yêu cầu dân làng phải nộp nhiều lễ vật cho mình để làm lễ dâng lên Thượng đế để cho người nguôi giận, không bị trừng phạt.
Với những người đã bị nhiễm bệnh, gã phù thủy này yêu cầu không được cho ra khỏi nhà đưa đến bệnh viện và bảo trong người bệnh có một con ma. Nếu muốn người nhà khỏi bệnh thì phải cầu cúng để con ma vui vẻ trục xuất khỏi người đi tìm cơ thể khác để trú ngụ. Trong trường hợp không nghe theo lời gã mà mang người nhà đi chữa bệnh thì con ma trong người bệnh nhân sẽ tức giận và nó không chỉ hại chết bệnh nhân mà hại cả những người xung quanh. Chứng kiến nhiều gia đình có người bị lây nhiễm sau khi một người bị virus, dân làng càng tin rằng có con ma trong người bệnh nên càng sợ hãi và nghe theo lời phù thủy. Họ không chịu dùng phương pháp y học hiện đại thì nguy cơ trúng bệnh càng cao. Nhưng khi bệnh càng lan rộng, càng nhiều người nhiễm virus và thiệt mạng thì họ càng tin vào phù thủy.
Còn khi cầu cúng không được mà khiến nạn nhân qua đời thì gã phù thủy sẽ ra sao? Chẳng sao hết, gã nói với dân làng rằng không thuyết phục được con ma ra khỏi người bệnh và dọa dân làng phải lo sắm lễ vật cúng thêm để con ma sau khi bắt người bệnh thì vui vẻ không bắt ai nữa.
Black đã tìm cách tiếp xúc với gã phù thủy này để tìm sự hợp tác. Gã phù thủy trong làng tuổi ngoài 40 nhưng trông như một ông lão 60. Trên người gã đeo một loạt nanh thú và móng vuốt các loài động vật hoang dã. Ngay cả tai gã cũng đeo hoa tai bằng xương thú và việc bôi máu lên mặt khiến gã trông rất dữ tợn. Black đã tìm cách khuyên gã thuyết phục dân làng áp dụng các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt để khử trùng và lên các cơ sở y tế để được chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, gã tỏ thái độ bất hợp tác và nói đây là căn bệnh mà người da trắng mang đến nên chỉ có Thượng đế mới chữa được. Dường như gã phù thủy này đầu óc u mê thực sự nên bỏ ngoài tai mọi lời phân tích. Và cũng có thể gã ta cố tình không thèm nghe những lý lẽ khoa học vì sợ làm theo thì "mất nghề".
Thấy quan tài mới đổ lệ
Không chỉ Black mà hàng trăm bác sĩ và các tình nguyện viên khác đang hoạt động ở Tây Phi đều gặp rắc rối với các phù thủ ở làng xã. Chỉ có một số ít phù thủy tốt bụng sẵn sàng giúp đỡ các nhân viên y tế và các tình nguyện viên.
Số đông còn lại tỏ ý bất hợp tác và kêu gọi người dân tẩy chay các biện pháp y học hiện đại. Chính đám phù thủy này đẩy người dân châu Phi nghèo đói, kém hiểu biểu tiến thêm một bước xuống vực thẳm Ebola.
Bác sĩ Benjamin Black. AT
Thậm chí, đã có bác sĩ suýt mất mạng vì đám phù thủy châu Phi vô lương tâm. Bác sĩ Johnson trong một lần xuống làng ở vùng biên giới Guinea giáp Sierra Leone đã tìm cách chữa chạy cho các bệnh nhân ở trạm xá lưu động dựng trong trường làng. Do điều kiện thuốc men không đủ nên ông không giữ được mạng sống cho bệnh nhân. Điều này cũng là dễ hiểu nhưng tay phù thủy trong làng lại cho đó là cơ hội tuyệt vời để "tống cổ tên phù thủy da trắng" ra khỏi làng. Gã kéo đám người nhà kích động dân làng rằng chính "tên phù thủy da trắng" (ám chỉ bác sĩ) đã thu giữ linh hồn của người bệnh vào cái chai (bình oxy).
Gã còn dọa phải bắt bác sĩ đền mạng cho người bệnh tử vong dù đó là điều không thể nào thực hiện nổi. Rất may lúc đó các đồng nghiệp bản địa đã dẫn bác sĩ ra xe và chạy ngay khỏi làng trước khi tình hình trở nên không kiểm soát được. Đối mặt với các tay phù thủy châu Phi độc ác là mối nguy hiểm với các bác sĩ đang chiến đấu với virus Ebola.
Sở dĩ người dân châu Phi tin phù thủy hơn là tin vào bác sĩ cũng do căn bệnh Ebola này quá quái ác. Nếu có thuốc đặc trị hay thuốc phòng chống hữu hiệu thì những lời các bác sĩ nói ra với người dân châu Phi ít hiểu biết mới có trọng lượng và đáng tin. Tuy nhiên, nền y học hiện giờ chưa giải quyết được điều này và sự bí hiểm của virus Ebola trở thành mảnh đất màu mỡ cho các tay phù thủy kiếm ăn.
Nhưng dù là phù thủy thì cũng có lúc họ dính virus Ebola. Chính tay phù thủy mà bác sĩ Black gặp tại làng Kailahun ít tuần sau khi cản trở bác sĩ Black, cũng bị nhiễm virus. Gặp lại gã, Black thấy tay phù thủy này nằm thoi thóp trên giường và y gắng nói với bác sĩ rằng: "Tôi không muốn chết, hãy đưa tôi đến bệnh viện". Chỉ khi thấy quan tài thì tay phù thủy này mới biết sợ.