Kỹ sư từng bị gia đình phản đối khi "bỏ phố về rừng" trồng loại cây hái hoa bán, nay thu đều dặn gần 3 tỷ đồng/năm

H.A - Ngày 06/02/2023 06:06 AM (GMT+7)

Chàng kỹ sư 8X bỏ việc lương cao ở thành phố về quê lập nghiệp từ loại cây hoa trà lạ, từng bị gia đình và bạn bè phản đối, giờ đây anh đã có nguồn thu "khủng".

Có xuất phát điểm là kỹ sư nông nghiệp, sau khi tốt nghiệp ra trường, anh Phạm Tiến Duật (SN 1985) vào làm việc tại Bộ NN&PTNT. Công việc ổn định, thu nhập cao, có nhà cửa, vợ con ở Hà Nội thế nhưng anh bất ngờ xin nghỉ việc, về quê nhà Nam Định khởi nghiệp. Quyết định này của chàng kỹ sư nông nghiệp khiến bạn bè, gia đình bàng hoàng, hoảng hốt và phản đối kịch liệt. Nhưng quyết là làm, anh Duật rong ruổi khắp nơi tìm hiểu về các mô hình nông nghiệp phát triển, có hiệu quả kinh tế cao.

Hoa trà vàng được ưu ái gọi là “nữ hoàng” của các loại trà, xưa kia loại trà này chỉ sử dụng cho Vua Chúa

Hoa trà vàng được ưu ái gọi là “nữ hoàng” của các loại trà, xưa kia loại trà này chỉ sử dụng cho Vua Chúa

Năm 2016, anh Duật cùng một người bạn bén duyên với cây hoa trà vàng, được trồng ở thung lũng hoang vu, nằm sâu trong dãy núi đá vôi ở xã Gia Lâm, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây đất đai cằn cỗi, nhưng người dân trồng hàng trăm ngàn héc-ta hoa trà vàng xanh mướt, tươi tốt và cho sản lượng lẫn thu nhập ổn định. 

Tìm hiểu ra mới biết cây hoa trà vàng vốn là một loại thực vật của vườn quốc gia Cúc Phương. Trà hoa vàng vẫn được ưu ái gọi là “nữ hoàng” của các loại trà, xưa kia loại trà này chỉ sử dụng cho Vua Chúa, người trong Hoàng Tộc. Loại trà này còn được gọi với cái tên khác là Kim Hoa Trà, Trà Trường Thọ… Cả lá và hoa của loại cây này đều được dùng như một loại thảo dược quý, còn người dân Ninh Bình thì gọi đây là “quà tặng” quý giá của thiên nhiên.

Anh Duật bên vườn hoa trà vàng.

Anh Duật bên vườn hoa trà vàng.

Thấy tiềm năng của trà hoa vàng, anh Duật quyết định về quê nhà Nam Định để phát triển loại cây này. Có bao nhiêu vốn liếng, hai anh đổ hết vào để giải phóng mặt bằng, cải tạo đất trên mảnh vườn ba mẹ để lại. Thời điểm ban đầu, anh vừa đi lại giữa Nam Định - Ninh Bình để vừa chọn giống, tìm hiểu được quy trình sinh trưởng và phát triển của cây. Về tới quê nhà, anh lại mày mò xây dựng hệ thống vườn ươm, hệ thống tưới nhỏ giọt, cộng thêm áp dụng các kiến thức đã được tích lũy sau nhiều năm làm kỹ sư nông nghiệp để tự động hóa quy trình và áp dụng công nghệ vi sinh hữu hiệu. 

Nhờ đi đúng hướng, cây trà hợp thổ nhưỡng, khí hậu phát triển tốt, chỉ sau 4 năm đã bắt đầu cho thu hoa. Năm 2020, khi thu hoạch được những lứa hoa trà đầu tiên, anh Duật đem sấy khô bằng công nghệ sấy thăng hoa ở nhiệt độ âm 50 độ C. Hoa tươi được sấy khô trong khoảng 15 tiếng. Khi đóng gói, công nhân dùng đũa gắp hoa xếp nhẹ nhàng vào những chiếc hộp để tránh làm gãy, giập những cánh hoa. Toàn bộ màu sắc, hình dạng, kích thước và các hoạt chất, khoáng chất, vitamin… trong hoa trà đều được giữ nguyên. 

Kỹ sư từng bị gia đình phản đối khi amp;#34;bỏ phố về rừngamp;#34; trồng loại cây hái hoa bán, nay thu đều dặn gần 3 tỷ đồng/năm - 3

Thu hoạch và chế biến ép lạnh trà hoa vàng.

Thu hoạch và chế biến ép lạnh trà hoa vàng.

Điều khiến anh Duật bất ngờ nhất là trà hoa vàng Cúc Phương được nhiều người săn đón, hàng xuất ra không đủ bán dù giá thành rất đắt đỏ. Hiện mỗi kg hoa khô có giá 15 triệu đồng, cứ 6 cân hoa tươi thì sấy được một cân hoa khô. Trừ đi phần chi phí đầu tư, lợi nhuận thu về trên mỗi kg trà hoa vàng là từ 5-7 triệu đồng. Cứ như vậy, mỗi mùa anh Duật lại lợi nhuận khoảng 2-3 tỷ đồng/1 héc-ta hoa trà vàng.

Ngoài Ninh Bình, Nam Định nổi tiếng trồng trà hoa vàng thì Quảng Ninh cũng được xem là “cái nôi” của loài cây này. Nghề trồng trà hoa vàng bắt đầu phát triển ở đây vào năm 2006, khi thương lái Trung Quốc sang thu mua với giá cao. Với gia đình anh Nịnh Văn Trắng (dân tộc Sán Chỉ, xã Đạp Thanh, Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh) đã có tới hơn 17 năm gắn bó với loại cây này. Hiện huyện Ba Chẽ được xem là "thủ phủ" của cây trà hoa vàng với hơn 200 ha, trong đó có 80 ha được đưa vào diện bảo tồn.

Gia đình anh Thắng có hơn 10ha trồng cây hoa trà vàng, chủ yếu là do ba mẹ để lại. Gia đình anh không có hệ thống chế biến, ướp lạnh hoa trà vàng mà chủ yếu là bán trực tiếp cho thương lái để vận chuyển về nơi sản xuất. Một kg hoa chè tươi hái từ rừng bán cho thương lái giá 180.000-300.000 đồng. Dù chỉ bán hoa tươi nhưng năm 2018 đến nay, mỗi năm gia đình anh Thắng thu nhập đều đặn hơn 2-3 tỷ đồng. 

Gia đình anh Thắng thu nhập đều đặn nhờ bán trà hoa vàng

Gia đình anh Thắng thu nhập đều đặn nhờ bán trà hoa vàng

Giữa tháng 12 âm lịch là cuối vụ thu hoạch hoa vàng từ cây chè, gia đình anh Thắng sẽ mang theo bì tải và dao lên rừng hái từ 4h sáng đến cuối giờ chiều. Một gia đình cử 2-3 thành viên tham gia. Trung bình một ngày, mỗi người hái được 5 lạng đến 5 kg. Vào thời điểm chính vụ, gia đình anh Thắng lại thuê thêm người để phụ hái hoa trà vàng. Bởi giai đoạn hoa trà chuẩn bị bung nở là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch hoa, nếu để hoa nở sẽ giảm chất lượng trà, từ đó hoa trà cũng bị mất giá hơn.

Không chỉ trồng để bán, gia đình anh Thắng cũng đã uống trà hoa vàng vài chục năm nay. Khi có khách đến chơi, anh thường bỏ bông hoa vàng sấy khô vào ly hoặc ấm pha nước mời uống. Một ấm trà pha trong 2 phút. Trà hoa vàng cho nước màu vàng đậm, thơm dịu mùi đặc trưng của hoa, vị đắng nhẹ. Loại trà này giúp ngủ tốt, điều hòa huyết áp, rất tốt cho sức khỏe. Có khách quý, anh còn tặng mỗi người một cây giống mang về nhà trồng để đợi lấy hoa pha trà uống. Thế nhưng, cũng theo anh, loại cây này chỉ thích hợp với điều kiện khí hậu ẩm, lạnh quanh năm như ở phía Bắc, không ưa nắng phương Nam.

Cây cảnh bonsai nhập khẩu lạ mắt, quả sai trĩu trịt hút khách sau Tết, có cây giá hơn 100 triệu đồng
Hồng đá cẩm thạch Tứ Xuyên và táo gai bonsai là hai loại cây lạ xuất xứ Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt cả trong và sau Tết Nguyên đán, có cây giá lên tới cả trăm triệu đồng vẫn hút khách.

Cây cảnh độc đáo

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ