Làm việc khi người khác đang ăn uống, tám chuyện ở vỉa hè, người phụ nữ kiếm chục triệu đồng giữa lòng Hà Nội

Kiều Linh - Ngày 28/12/2022 06:39 AM (GMT+7)

Trong khi mọi người tranh thủ ăn trưa, uống nước, người phụ nữ quê Thanh Hóa làm việc không ngừng nghỉ. Với chị, có việc làm là hạnh phúc, ăn muộn hơn một chút cũng chẳng sao.

Không có khách nào VIP hơn khách nào, giày chục triệu giá cũng bằng ủng công nhân

Chị Nguyễn Thị Hương, quê Thanh Hóa dù gần 50 tuổi nhưng hàng ngày vẫn đi khắp các con phố lớn nhỏ ở Hà Nội để làm nghề đánh giày. Công việc này đã gắn bó với chị đến nay đã hơn 5 năm, thu nhập hơn hẳn so với trước đây “buôn thúng, bán bưng”. 

Ngồi nép mình trong một góc nhỏ trên phố Mai Anh Tuấn (Đống Đa, Hà Nội), chị Hương tay nhanh thoăn thoắt cọ rửa, đánh từng vết bẩn nhỏ trên đôi giầy của khách. Nếu nhìn qua chẳng ai nghĩ đánh giày là việc nhẹ nhàng, nhưng thực tế không phải vậy. Công việc bận rộn khiến chị toát mồ hôi dù đang giữa mùa đông.

Bên vai áo người phụ nữ đánh giày ướt đẫm mồ hôi vì liên tục lau trên mặt, dù đang giữa mùa đông.

Bên vai áo người phụ nữ đánh giày ướt đẫm mồ hôi vì liên tục lau trên mặt, dù đang giữa mùa đông. 

Người phụ nữ chuyên làm sạch đồ của người khác chia sẻ, công việc đánh giày làm trong mùa đông sẽ vất hơn mùa hè, vì nó đòi hỏi kỹ thuật nhiều hơn. Với những đôi giày thể thao, ngoài việc đánh làm sao cho sạch như mới, thì cần phải giữ cho cả trong và ngoài giày không bị ướt. Nếu giày ướt khách đi sẽ ướt tất, lạnh chân và như vậy coi như là hỏng việc, vừa mất khách vừa chẳng được tiền.

Hay có những đôi giày rất đắt tiền, đôi bốt có giá cả chục triệu, chị Hương phải nâng niu, làm cẩn thận từng tý một, nếu làm ẩu xước đồ của khách, phải đền coi như cả tháng làm việc không công. “Đã có lần tôi sơ ý bị xước vết nhỏ đôi giày có giá hơn 7 triệu của một người đàn ông, tôi cũng nhận lỗi luôn và may mắn họ dễ tính, chỉ bảo sẽ tự sửa và nhắc tôi lần sau cần chú ý hơn”, chị chia sẻ.

Dù là đôi giày của công nhân hay của người sang trọng, chị Hương vẫn lấy giá như nhau chứ không bao giờ lấy hơn tiền.

Dù là đôi giày của công nhân hay của người sang trọng, chị Hương vẫn lấy giá như nhau chứ không bao giờ lấy hơn tiền. 

Trường hợp nếu giặt thêm dây giày thì giá sẽ tăng thêm 5.000 đồng.

Trường hợp nếu giặt thêm dây giày thì giá sẽ tăng thêm 5.000 đồng.

Chị chia sẻ rằng, chị lấy công làm lãi nên có giá 15.000 đồng/1 lần đánh giày. Vì giờ giá xi đánh giày tăng cao, nên đa số giá bình quân đã tăng thêm 5.000 đồng.

Chị chia sẻ rằng, chị lấy công làm lãi nên có giá 15.000 đồng/1 lần đánh giày. Vì giờ giá xi đánh giày tăng cao, nên đa số giá bình quân đã tăng thêm 5.000 đồng.

Về giá tiền, chị Hương chia thành nhiều mức khác nhau. Với giày chỉ đánh xi và đánh sạch có giá 15.000 đồng, nếu giặt dây thì thêm 5.000 đồng. Với những đôi bốt hay giày cao cổ, lấy giá 30.000 đồng. Giá đắt nhất là đôi giầy của chị em phụ nữ cao trên đầu gối có giá 40.000 đồng. Người giàu cũng như người lao động, chị không bao giờ vì khách đi xe sang, giày xịn mà lấy thêm tiền. Đồ nghề của chị Hương cũng rất đơn giản, chỉ với chiếc bàn chải, chai nước tẩy rửa pha sẵn và vài lọ xì các loại là có thể hành nghề và kiếm được hơn chục triệu đồng mỗi tháng. 

Khi người khác ăn nghỉ, mình làm việc cật lực

Do đặc thù công việc, việc phải ăn muộn hay nhịn đói làm việc thâu trưa với chị Hương đã thành quen. “Khi mọi người đi ăn uống là lúc mình làm việc, khi mọi người làm việc thì mình đi kiếm nắm xôi, củ khoai ăn qua bữa. Thậm chí bỏ luôn bữa trưa là chuyện rất bình thường”, chị Hương nói.

img alt src/upload/4-2022/images/2022-12-27/danh-giay5-1672105184-238-width780height520.jpg stylewidth: 780px; height: 520px; /

Làm việc khi người khác đang ăn uống, tám chuyện ở vỉa hè, người phụ nữ kiếm chục triệu đồng giữa lòng Hà Nội - 6

Cảnh làm việc thâu trưa, vào giờ mọi người đang ăn uống, ngồi uống nước tám chuyện là quá đỗi quen thuộc với người phụ nữ này. 

Một ngày làm việc của chị Hương bắt đầu từ 6h sáng cho đến 9 giờ tối. Tùy từng hôm có lượng khách nhiều hay ít, nhưng đa số sẽ theo khung giờ mọi người ăn sáng, ăn trưa và ăn tối. Khoảng thời gian còn lại vừa làm, vừa nghỉ, thời gian đi bộ có khi nhiều hơn thời gian làm. 

Chị tâm sự rằng, làm nghề đánh giày cũng như đi câu, hôm được nhiều hôm được ít, nhưng có một điều chắc chắn rằng, nếu mình làm có tâm, uy tín lần sau khách thấy sẽ gọi mình đánh giày cho họ. “Với sức tôi chắc ngày phải đánh 100 đôi giầy mới thấy mỏi tay. Tiếc là chưa lần nào được “mỏi tay” như vậy. Ngày nhiều nhất mới được khoảng 50-60 đôi”, chị Hương nói.

Thu nhập bình quân mỗi ngày của chị Hương được khoảng 400.000 đồng. Mức thu nhập này so với trước đây khi gánh hàng rong đi bán là cao hơn nhiều bởi vốn bỏ ra ít, không bị hao hụt như bán hàng rau hay hoa quả.

Chị Hương chỉ mong có thật nhiều sức khỏe để kiếm được nhiều tiền về cho đứa con út học hành đàng hoàng.

Chị Hương chỉ mong có thật nhiều sức khỏe để kiếm được nhiều tiền về cho đứa con út học hành đàng hoàng. 

Làm việc chu đáo và cẩn thận nên chị Hương có rất nhiều mối khách quen. Nhiều hôm trời mưa không đi ra phố đánh giày được, nhưng có khách quen gọi chị vẫn bắt tàu điện từ Hoàng Cầu đến tận Hà Đông để làm việc. “Một gia đình gọi tôi xuống đánh cũng phải chục đôi, có nhà đánh 1 lúc 30 đôi như vậy cũng đã đảm bảo thu nhập trong ngày”, người phụ nữ quê Thanh Hóa chia sẻ.

Tết sắp đến, nhu cầu sửa soạn, làm mới đồ đạc nhiều hơn nên chị Hương sẽ cố gắng làm việc không quản ngày đêm để kiếm tiền về lo Tết cho gia đình. Dù những ngày áp Tết sẽ kiếm được nhiều hơn nhưng không vì thế mà chị bỏ bê việc nhà, năm nào chị cũng bố trí đến 20 Âm lịch sẽ về quê với các con. 

“Tôi có 3 con, 2 con lớn đã đi làm, một cháu đang học lớp 9. Vì thế đến 20 Âm lịch là tôi bắt xe về. Vừa để các con thấy không khí gia đình đầm ấm, vừa đi chợ bán rau, củ kiếm thêm dịp Tết”, chị Hương tâm sự. Dù đi làm xa nhưng năm nào đến vụ chị cũng về quê gieo mạ, cấy lúa xong đâu đó mới ra Hà Nội kiếm tiền. Nhân dịp năm cũ sắp qua, năm mới tới gần, người phụ nữ này chỉ mong có được sức khỏe để tiếp tục làm việc, lo cho đứa con út ăn học đàng hoàng.

5 công việc làm thêm có nhu cầu tuyển dụng cao, dễ hái ra tiền dịp cuối năm: Có thể kiếm được cả triệu đồng/ngày
Cuối năm là thời điểm nhiều công việc thời vụ có nhu cầu tuyển dụng rất cao, dành cho những ai muốn kiếm thêm thu nhập.

Nghề lạ

Theo Kiều Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức Hà Nội