Thầy giáo mầm non duy nhất cả huyện: “Không lường trước được công việc như tết tóc cho bé gái đến việc đang ăn thì trẻ đi vệ sinh”

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 20/11/2022 12:12 PM (GMT+7)

Để có thể đứng vững và bám trụ với nghề giáo viên mầm non, thầy giáo Ma Đình Hiểu đã trải qua không ít những khó khăn, nhọc nhằn mới có được thành công như ngày hôm nay.

Thầy giáo mầm non duy nhất cả huyện: “Không lường trước được công việc như tết tóc cho bé gái đến việc đang ăn thì trẻ đi vệ sinh” - 1

Khi nói đến giáo viên mầm non, nhiều người sẽ “đóng đinh” đó là công việc của các “cô nuôi dạy trẻ”, nghề dành cho phái nữ. Thế nhưng, tại trường mầm non Nghinh Tường (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) có một thầy giáo thường xuyên đứng lớp, dạy trẻ mùa hát, buộc tóc, rửa tay, chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của các con. Đó là thầy giáo Ma Đình Hiểu, sinh năm 1989, hiện đã có 8 năm thâm niên trong nghề giáo viên mầm non và là nam giáo viên độc nhất của huyện Võ Nhai.

Rất nhiều người dân địa phương, rồi cả những thành viên xem hình ảnh thầy Hiểu trên mạng xã hội đều nhận xét rằng, thầy dạy trẻ, chăm trẻ còn khéo hơn các cô giáo. Khi đó thầy Hiểu khiêm tốn nói rằng: “Ai yêu nghề, có đam mê thì sẽ đều như thế. Tôi chỉ là một giáo viên mầm non bình thường, dành hết tình yêu thương cho các con chứ đâu có giỏi giang gì”.

Thầy giáo mầm non duy nhất cả huyện: “Không lường trước được công việc như tết tóc cho bé gái đến việc đang ăn thì trẻ đi vệ sinh” - 2

Con đường để trở thành giáo viên mầm non của thầy Hiểu cũng khá gập ghềnh. Từ khi còn học THPT, cậu học sinh Ma Đình Hiểu đã có ước mơ trở thành một người giáo viên. Khi tốt nghiệp THPT, do gia đình khó khăn nên anh đành gác lại giấc mơ trở thành sinh viên sư phạm, ở nhà tham gia công tác Đoàn, Đội.

Hoạt động Đoàn, Đội khiến chàng thanh niên trẻ gắn bó với các em nhỏ nhiều hơn, nhất là các hoạt động văn nghệ dạy múa, hát cho các em. Từ đó, tình yêu dành cho trẻ ngày càng lớn. Đến năm 2012, khi kinh tế ổn định, được sự động viên của gia đình, Hiểu đã thi và đỗ vào ngành giáo dục mầm non của trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên. 

br /
img srchttps://cdn.eva.vn/upload/4-2022/images/2022-11-20/thay-giao-mam-non-duy-nhat-ca-huyen-khong-luong-truoc-duoc-nhung-cong-viec-nhu-tet-toc-cho-be-gai-de-3-1668916164-967-width660height269.jpg /

Ngày nhập học, anh Hiểu khá ngạc nhiên vì cả lớp có mình anh là nam giới. “Đó vừa là áp lực nhưng cũng là lợi thế với bản thân”, anh chia sẻ. Vốn có sẵn năng khiếu múa hát, tổ chức đoàn đội, cộng với sự khéo léo của đôi tay... chàng sinh viên này đã học trọn vẹn giáo án của thầy cô. Thế nhưng, những gì được học trên giảng đường và thực tế khi đi dạy thật sự lại khác xa nhau. Chính điều này khiến không ít người bị áp lực, stress không thể theo đổi đam mê và gắn bó với nghề.


Thầy giáo mầm non duy nhất cả huyện: “Không lường trước được công việc như tết tóc cho bé gái đến việc đang ăn thì trẻ đi vệ sinh” - 4

Năm 2014, thầy giáo Ma Đình Hiểu bắt đầu nhận công tác với vị trí là giáo viên mầm non hợp đồng, với mức lương khởi điểm khi đó chỉ có 700.000 đồng/tháng. Đồng lương dù ít ỏi nhưng với tình yêu nghề mãnh liệt, thầy giáo trẻ vẫn không nản chí, quyết tâm bám trụ với nghề. 

Thế nhưng, những ngày tháng sau đó thầy Hiểu đối mặt với nhiều vấn đề khác xa so với những gì ngồi trên ghế nhà trường. “Nếu theo đúng chương trình, giáo án thì quá là đơn giản. Tuy nhiên, quá trình phụ trách lớp, quản lý các con sẽ có hàng trăm tình huống ngoài giáo án xảy ra mà mình không thể lường trước được. Đó là những công việc rất nhỏ như tết tóc cho các bé gái, nịnh các con ăn, đang ăn các con đi vệ sinh, … ”, thầy Hiểu tâm sự.

Dù phải chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ hay phải đi tuyên truyền đồng bào cho con tới trường nhưng thầy Hiểu chưa bao giờ vì khó khăn mà nhụt chí.

Dù phải chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ hay phải đi tuyên truyền đồng bào cho con tới trường nhưng thầy Hiểu chưa bao giờ vì khó khăn mà nhụt chí.

Trong năm đầu tiên đi làm, thầy Hiểu được phụ trách lớp 4 tuổi, 90% là các con dân tộc Dao. Trong lớp có một học sinh khuyết tật, không ăn cơm được như các bạn bình thường mà phải bón sữa. Lúc nào cháu cũng nhỏ nước dãi khiến áo ướt đầm đìa nên phải vệ sinh, thay dọn liên tục. Đặc biệt, mỗi tuần cháu đi vệ sinh một lần và mỗi lần đi vệ sinh là nỗi ám ảnh đối với thầy giáo trẻ khi đó. 

“Thời điểm đó tôi suy nghĩ nhiều, tôi nghĩ rằng phải chăng quyết định của mình là sai. Có giai đoạn tôi như trầm cảm, không muốn nói chuyện với ai, không muốn ăn uống gì và chỉ muốn ngủ”, thầy Hiểu kể.

Thế rồi, chính học sinh này lại là động lực để thầy giáo trẻ khi đó bước tiếp, đó chính là tình yêu thương mà cậu học trò 4 tuổi dành cho mình. “Bạn ấy bám tôi đến mức đến trường không được thầy Hiểu đón, bế là khóc thét, không cô nào đón được. Thậm chí khi không còn phụ trách lớp, hàng sáng tôi vẫn phải đến đón, nói chuyện hoặc động viên bạn ấy mới yên. Đến bây giờ, khi bạn ấy đã lớn, học lớp 6 rồi nhưng là học sinh duy nhất còn nhớ đến thầy giáo mầm non”, thầy Hiểu chia sẻ.

Thầy giáo mầm non duy nhất cả huyện: “Không lường trước được công việc như tết tóc cho bé gái đến việc đang ăn thì trẻ đi vệ sinh” - 6

Thầy Ma Đình Hiểu là nam giáo viên mầm non chính thức duy nhất của huyện Võ Nhai, nhưng không vì thế mà được ưu ái cả về vật chất lẫn tinh thần. Hàng ngày, thầy vẫn phải thực hiện các công việc như các cô giáo khác, thậm chí những việc nặng sẽ luôn đến tay thầy. Thế nhưng những điều đó chưa bao giờ là khó khăn hay rào cản với thấy giáo mầm non này.

“Điều tôi cảm thấy “sợ” nhất đó là những lời nhận xét, dị nghị hay phán xét của những người không hiểu chuyện. Năm 2014-2015 khi tôi mới vào nghề, mỗi khi có video nào đăng tải lên mạng xã hội là tôi lại nhận những lời bình luận khiếm nhã như đàn ông yểu điệu, nhìn như ái ái… 

Khi đó thật sự tôi rất chạnh lòng với những dấu hỏi chấm đó. Đến giờ sau 8 năm công tác, nhưng dấu hỏi chấm đó không còn nhiều, đã có nhiều bình luận tích cực hơn, đó cũng chính là nguồn động viên để tôi vừng tin hơn”, thầy Hiểu tâm sự.

Nhìn các con chăm ngoan, trưởng thành và nhớ đến thầy đó là niềm an ủi, động viên rất lớn đối với thầy giáo vùng cao.

Nhìn các con chăm ngoan, trưởng thành và nhớ đến thầy đó là niềm an ủi, động viên rất lớn đối với thầy giáo vùng cao.

Ngoài ra, chuyện thu nhập của giáo viên mầm non cũng là vấn đề nhiều người quan tâm, nhất là những giáo viên công tác ở nơi khó khăn như thầy Hiểu. “Chúng tôi chẳng bao giờ nghĩ đến thưởng Tết vì muốn cũng có được đâu. Thậm chí Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chỉ cần các em học sinh đi học đủ, nhận được một lời chúc của các con hay phụ huynh là chúng tôi đã thấy hạnh phúc lắm rồi”, thầy Hiểu chia sẻ.

Cuối cùng, thầy giáo Ma Đình Hiểu mong muốn qua câu chuyện của mình rất hi vọng những đồng nghiệp dù nam hay nữ hãy cứ vững tin, khi mình yêu nghề, mến trẻ thì sẽ vượt qua được tất cả. Bởi đôi khi câu chuyện không chỉ là kinh tế, mà còn giúp ích cho xã hội, giúp dựng xây một thế hệ tương lai tốt đẹp hơn.

Thầy giáo rời bục giảng, ngày ngày nhận cơm từ thiện trước bệnh viện, không thể về thăm lại trường cũ dịp 20/11 vì bệnh tật
Vì sức khỏe không cho phép, thầy giáo Trương Kiệt An cáo bệnh không thể về dự buổi lễ kỷ niệm ngày 20/11 tại ngôi trường cũ. Cuộc sống của thầy An thời gian gần đây có nhiều điều mới khi câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp giảng dạy của thầy được chia sẻ trên mạng xã hội và truyền thông.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

LÊ PHƯƠNG. Ảnh NVCC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11