Với những gia đình đang quen chuộng sử dụng bếp ga, bếp từ, bếp điện thì việc sử dụng loại bếp “nhà nghèo” này là không hề phù hợp. Tuy nhiên đối với những gia đình không có điều kiện kinh tế khá, thì đây lại là giải pháp tiết kiệm vô cùng tối ưu.
Loại bếp được nhắc đến ở đây đó chính là bếp củi. Tuy không hiện đại như bếp ga, bếp điện, thế nhưng bếp củi lại vô cùng tiện lợi khi có thể tận dụng những thứ bỏ đi như cành cây, gỗ vụn, lõi ngô,... để làm nguyên liệu đun bếp.
Loại bếp “nhà nghèo” này vốn được sử dụng rộng rãi tại các miền quê, vùng nông thôn,... Thế nhưng hiện vẫn có nhiều gia đình có điều kiện kinh tế, nhưng vẫn muốn dùng bếp củi cho tiết kiệm.
Phỏng vấn một chủ tiệm bán loại bếp củi này ở Tuyên Quang, chủ cơ sở sản xuất bếp cho biết mỗi tháng bán được khoảng 600 - 700 chiếc, có tháng bán được tới 1.000 chiếc. Gần như bếp bán được quanh năm, không hề ế hàng.
Lý giải nguyên nhân bếp củi của cửa hàng này lại bán chạy đến vậy, chủ cơ sở cho biết thêm rằng: Loại bếp này được thiết kế sạch sẽ, đơn giản, không tỏa ra khói nhiều, khả năng giữ nhiệt tốt, giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều.
Loại bếp củi này được đúc bằng bê tông chịu nhiệt cao, bên trong chứa cốt thép để chịu tải trọng lớn của nồi, chảo,... Bếp có thể đun nấu thoải mái mà không lo bị nứt, nổ trong khi sử dụng.
Sử dụng loại bếp củi này sẽ giúp tiết kiệm thời gian đun nấu, tiết kiệm nhiên liệu khi nấu những món ăn tiêu tốn thời gian như kho cá, kho thịt, món hầm, món hấp,... Chính vì ưu điểm tuyệt vời này mà doanh số bán hàng mới ổn định được đến như vậy.
Hiện nay trên thị trường có 2 kích thước bếp củi khác nhau. Loại nhỏ có trọng lượng từ 12-14kg, kích thước 26x26x26cm, giá bán chỉ từ 280.000 đồng/chiếc. Còn loại lớn có trọng lượng từ 35-37kg, kích thước 31x31x31cm, giá bán chỉ từ 650.000 đồng/chiếc.
Việc sản xuất loại bếp củi “nhà nghèo” này đã giúp đời sống của bà con trở nên tốt đẹp hơn. Tuy không lãi quá nhiều, thế nhưng công việc sản xuất bếp vẫn giúp họ có thể nuôi sống gia đình của mình.