Những bức ảnh cũ được biến hóa thêm màu sắc ghi lại cuộc sống chân thực của những con người sống ở thời nhà Thanh (Trung Quốc) thu hút sự chú ý.
Những người lao động chân tay lấm lem bùn đất, mặt mũi nhem nhuốc làm đủ mọi nghề mưu sinh. Những cô kỹ nữ với gương mặt sáng sủa, xinh đẹp, cuộc sống vui vẻ và có cách đi lại khiến nhiều người bất ngờ. Cùng xem những con người cuối thời nhà Thanh (Trung Quốc) đã có những khoảnh khắc thế nào trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Bức tranh đầu tiên: 3 người phụ nữ ngồi trên đất
Trong một con hẻm, 3 người phụ nữ đang ngồi dưới chân tường trò chuyện. Khuôn mặt họ đầy khắc khổ, thể hiện rõ những thăng trầm của cuộc sống. Chân tay lấm lem bùn đất, mỗi người nhìn về một hướng khác nhau, không để ý máy ảnh đang chụp mình.
Bức ảnh thứ 2: Một người bán mía ven đường
Một người đàn ông đang bán mía ven đường với nụ cười khá tươi. Dường như anh ta chưa bán được nhiều hoặc mới vừa mang sọt mía ra bán vì mía trong sọt vẫn còn rất nhiều.
Trong cuộc sống thường ngày, người Trung Quốc xưa chỉ có thể dùng mía như một món ăn chơi, rất ít người biết cách ép mía làm đường.
Bức tranh thứ ba: Ông lão viết thư thuê
Vào thời nhà Thanh, người biết chữ rất hiếm. Nên những người biết chữ hành nghề viết thuê rất được trọng dụng. Ông lão trong tranh bày quầy viết thuê ở đường. Ông đeo kính, khuôn mặt khá khắc khổ và bất ngờ khi máy ảnh chĩa vào mình. Nhưng ông vẫn chuyên tâm với công việc.
Bức ảnh thứ 4: Hai bố con ăn xin
Một người đàn ông trung niên đang gánh một đôi thúng tre. Một bên thúng là con gái còn một bên là đồ đạc của anh ta. Trong ảnh, người đàn ông đang đưa chiếc bát ra để ăn xin, mong mọi người cho anh đồ ăn hoặc tiền.
Bức ảnh thứ 5: Hai cậu bé đẩy cối xay
Hai đứa trẻ rất nhỏ, chỉ khoảng 6-7 tuổi nhưng đã phải đẩy cối xay. Có thể thấy điều kiện của chúng không mấy tốt. Dù nhỏ nhưng hai đứa trẻ đã phải làm việc của người lớn, khuôn mặt khắc khổ, tay chân lấm lem. Nhưng có vẻ chúng rất chú ý tới chiếc máy ảnh, ánh mắt nhìn thẳng về phía người chụp.
Bức ảnh thứ 6: Khung cảnh người dân ra vào thành phố
Vào thời điểm đó, thành phố là nơi có tường thành bao quanh, việc đi lại phải thông qua một cổng và có người khác cổng đứng ở đó. Không khí trước cổng thành cũng khá nhộn nhịp.
Bức ảnh số 7: Phu vận chuyển hàng
Thời đó, đa số hàng hóa được vận chuyển bằng sức người. Trong ảnh là những phu xe chuyển hàng hóa, khuôn mặt, tay chân đều lấm lem. Công việc tuy vất cả nhưng là công việc có thể kiếm ra tiền thời đó nên nhiều người trẻ, có sức lao động hăng say làm.
Bức ảnh số 8: Thợ cắt tóc trên phố
Một người đàn ông đang gánh tất cả các dụng cụ làm việc của mình qua đường đề mời chào khách cắt tóc. Phía trước gánh hàng là một chiếc bếp có thể đun nước nóng, phía sau là chiếc ghế đẩu cho khách ngồi.
Người đàn ông nở nụ cười rất tươi khi được nhiếp ảnh gia chụp hình.
Bức ảnh số 9: Những người bán cá
Những người đàn ông bán cá đang tụ tập lại để bán những con cá mà họ vừa đánh bắt được. Thời nhà Minh, được ăn cá là niềm vui lớn trong ngày của họ. Tất cả ánh mắt của người bán cá đều đổ về một hướng của chiếc máy ảnh. Có lẽ họ rất ngạc nhiên khi có người chĩa chiếc máy vào mình.
Bức ảnh thứ 10: Người đàn ông ăn xin
Một người đàn ông khuôn mặt tiều tụy, quần áo rách rưới đang ăn xin dọc đường. Vào cuối thời nhà Thanh, khắp nơi có rất nhiều người ăn xin.
Bức ảnh 11: Kỹ nữ thanh lâu
Bức ảnh chụp một người phụ nữ trong nhà chứa ở một thành phố. Có vẻ họ có cuộc sống khá giả hơn những người dân bình thường khác bởi có quần áo đẹp và biết trang điểm. Thậm chí họ còn biết "tạo dáng" trước máy ảnh.
Bức ảnh 12: 3 kỹ nữ nổi tiếng thời nhà Thanh
Ba người phụ nữ này chính là "Tam đại danh kỹ" thời nhà Thanh. Từ trái qua phải là Tiểu Vinh Hỷ, Tái Kim Hoa và Dương Thúy Hỷ. Trong đó, Dương Thúy Hỷ là kỹ nữ đắt giá nhất.
Bức ảnh 13: Kỹ nữ đi đến nhà khách
Một người phụ nữ trong nhà chứa được một người đàn ông khiêng đến nhà chứa. Thời nhà Thanh, có nhiều loại hình vận chuyển hàng hóa bằng sức người. Và mặt hàng được vật chuyển ngoài đồ đạc còn có cả con người. Cô kỹ nữ này đã chọn một người đàn ông vác mình đến nhà chứa bởi khoảng cách không xa. Cách di chuyển này có vẻ hơi lạ lùng nhưng nó rất phổ biến trong thời nhà Thanh.
Bức ảnh 14: Nhân viên bưu chính
Vào cuối thời nhà Thanh, chính quyền nhà Thanh đã thiết lập hệ thống bưu chính của riêng mình dựa trên mô hình phương Tây. Bức ảnh ở phía trước một bưu điện nhà Thanh, những người quản lý và nhân viên đứng hai bên bậc thang và chụp bức ảnh này.