Loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11/2020, ai cũng cần biết để tránh vi phạm

HÀ ANH - Ngày 01/11/2020 12:00 PM (GMT+7)

Từ tháng 11/2020, hàng loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực, trong đó nhiều cái liên quan đến giáo dục.

Ép người khác uống rượu bia bị phạt 1-3 triệu đồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 117 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Nghị đinh 117 sẽ thay thế Nghị định 176 có hiệu lực từ ngày 15-11-2020.Trong Nghị định 117 có một phần các quy định nằm tại điều 30 đến 37 liên quan đển xử phạt hành chính về phòng chống tác hại rượu, bia.

Loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11/2020, ai cũng cần biết để tránh vi phạm - 1

Phạt đến 1 triệu đồng nếu lôi kéo người khác uống rượu bia (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại điều 30 quy định: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia. Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc).

Phạt tiền với số tiền tương tự với hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống bia.

Phạt tiền từ 1.000.000- 3.000.000 đồng đối với các hành vi: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; Ép buộc người khác uống rượu, bia.

Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp để phục vụ học tập

Đây là một thay đổi đáng chú ý trong Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 32 về điều lệ trường THCS, THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/11/2020. Thông tư này thay thế Thông tư số 12/2011 ngày 28/3/2011 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11/2020, ai cũng cần biết để tránh vi phạm - 2

(Ảnh minh họa)

Trong Thông tư 12/2011, ở Điều 41 về các hành vi học sinh không được làm, việc học sinh sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học bị cấm. Tuy nhiên, theo Thông tư 32, học sinh có thể được sử dụng điện thoại di động để phục vụ cho việc học tập nếu được giáo viên cho phép.

Điều chỉnh này xuất phát từ thực tế trong nhiều tình huống, học sinh cần sử dụng những tính năng của điện thoại thông minh vào việc thực hiện các yêu cầu học tập, tìm kiếm tài liệu tham khảo khi giờ học đang diễn ra. Trước đó, dù quy định cũ không cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động nhưng trên thực tế, các trường học vẫn khó quản lý, kiểm soát được việc này.

Cũng theo Thông tư 32, học sinh không được lưu ban quá 3 lần trong một cấp học thay vì không quá 2 lần như trước đây. Ngoài ra, một trong những thay đổi đánh kể nhất trong Thông tư vừa ban hành là việc giảm hồ sơ, sổ sách cho giáo viên. Theo Điều lệ mới:

Trẻ mầm non thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ ăn trưa

Quy định này được đề cập trong Nghị định 105 của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non, có hiệu lực từ 1/11.

Theo đó, trẻ em độ tuổi mẫu giáo đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non sẽ được hỗ trợ tiền ăn trưa với mức 160.000 đồng/trẻ/tháng, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Đối tượng trẻ mầm non được hỗ trợ phải bảo đảm một trong những điều kiện sau:

- Có cha/mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo.

- Không có nguồn nuôi dưỡng.

- Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

- Trẻ em là con của thương binh, liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.

Cũng trong quy định này, giáo viên mầm non tại các trường dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng.

Giáo viên không được phê bình học sinh trước trường, lớp

Từ ngày 1/11/2020, khi Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, giáo viên không còn được phê bình học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trước lớp, trước trường khi học sinh vi phạm khuyết điểm.

Nếu như trước đây, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, tùy theo mức độ vi phạm, giáo viên có thể nhắc nhở, phê bình hoặc thông báo với gia đình.

Thì nay, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật như nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn, hay thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Điểm mới được đưa ra là giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Cũng theo Thông tư 32 của Bộ GD-ĐT ban hành kèm Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông, việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh có nhiều điểm mới.

Theo đó, việc đánh giá học sinh bảo đảm tính toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan, vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích học sinh tiến bộ.

2 căn cứ xác định vị trí việc làm của viên chức

Nghị định 106 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ có hiệu lực từ 15/11. Đây là nghị định thay thế Nghị định 41 năm 2012.

Nghị định 106 quy định 2 căn cứ xác định vị trí việc của viên chức, gồm:

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

Loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11/2020, ai cũng cần biết để tránh vi phạm - 3

- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Đồng thời, bổ sung tiêu chí phân loại vị trí việc làm của viên chức theo khối lượng công việc, theo tính chất, nội dung công việc. Trong khi quy định hiện hành chỉ phân theo khối lượng công việc.

Chính sách mới về bảo vệ thai sản với lao động nữ từ 1-1-2021
Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai...
HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h