"Việc áp dụng các biện pháp hành chính phải dựa theo căn cứ, trình tự và thủ tục luật định. Với hai trường học này, ở hai bậc học khác nhau, nên chế tài hoàn toàn khác nhau”, luật sư Bình nói.
Cách đây gần 2 tháng, dư luận vô cùng phẫn nộ trước vụ việc bé L.H.L (6 tuổi) – học sinh trường Gateway tử vong nghi do bị bỏ quên trên xe đưa đón của nhà trường. Và đến thời điểm hiện tại, vụ việc vẫn đang được điều tra và thu hút sự quan tâm của mọi người. Hai đối tượng: bà Nguyễn Bích Quy – người đưa đón trẻ và ông Doãn Quý Phiến – lái xe đã bị khởi tố tội “Vô ý làm chết người”.
Và đến thời điểm hiện tại, vụ việc trường Gateway vẫn đang được điều tra và thu hút sự quan tâm của mọi người.
Ai cũng nghĩ, sau sự vụ Gateway để lại hậu quả nghiêm trọng, sẽ không còn sự việc tương tự nào xảy ra, không còn học sinh nào phải chịu cảnh bị nhốt trong xe suốt nhiều tiếng đồng hồ, gặp nguy hiểm đến tính mạng…
Vậy mà mới đây, tại Cơ sở mầm non Đồ Rê Mí (Tiên Du, Bắc Ninh), một học sinh 3 tuổi lại bị bỏ quên trên xe đưa đón suốt nhiều giờ. May mắn bé trai giữ được tính mạng nhờ cửa kính hé mở 10 cm nhưng phải nhập viện cấp cứu vì hôn mê và suy hô hấp.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Phòng Giáo dục huyện Tiên Du đã tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở mầm non này. Điều đó khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao cùng là bỏ quên học sinh trên xe nhưng Cơ sở mầm non Đồ Rê Mí bị tạm đình chỉ, còn trường Gateway vẫn hoạt động.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Phòng Giáo dục huyện Tiên Du đã tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở mầm non này.
Luật sư Nguyễn Thanh Bình (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, dưới góc độ pháp lý, việc tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, tước giấy phép,… là các biện pháp hành chính mà cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng với các cơ sở giáo dục khi các cơ sở này có hành vi vi phạm pháp luật.
“Việc áp dụng các biện pháp hành chính phải dựa theo căn cứ, trình tự và thủ tục luật định. Với hai trường học này, ở hai bậc học khác nhau, nên chế tài hoàn toàn khác nhau”, luật sư Bình nói.
Theo luật sư Bình, vụ việc xảy ra tại Cơ sở mầm non Đồ Rê Mí dù không gây hậu quả đáng tiếc, tuy nhiên cơ quan điều tra, cơ quan quản lý giáo dục nhận thấy cơ sở mầm non này không chấp hành đúng quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không bảo đảm an toàn và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em… nên đã quyết định tạm đình chỉ hoạt động để phục vụ công tác điều tra.
Còn đối với vụ việc tại trường Gateway, được xác định hậu quả là nghiêm trọng, đã khởi tố vụ án, nhưng cơ quan điều tra mới chỉ quy trách nhiệm thuộc về cá nhân bà Quy và ông Phiến, chưa xác định rõ trách nhiệm của trường này nên chưa đề cập hình thức xử lý.
“Nếu trong quá trình điều qua, cơ quan điều tra thấy trường Gateway có vi phạm về lĩnh vực giáo dục hoặc có liên quan đến cái chết của nạn nhân thì cũng sẽ có biện pháp xử lý phù hợp
Cụ thể, với trường Gateway là trường liên cấp từ Tiểu học đến Trung học, nên chế tài theo Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì các trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học được quy định cụ thể:
- Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
- Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại Điều 15 của Nghị định 46/2017/NĐ-CP và không bảo đảm điều kiện hoạt động của giáo dục tiểu học quy định tại Điều 17 của Nghị định 46/2017/NĐ-CP;
- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
- Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu sau khi điều tra trường Gateway không có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp nêu trên, cơ quan chức năng không có quyền đình chỉ hoạt động của trường này", luật sư Bình cho hay.