Mạnh dạn đầu tư trồng cây "không lá" gai góc, anh nông dân thu lãi trên 1 tỷ đồng/năm rất nhẹ nhàng

Thảo Anh - Ngày 29/11/2024 09:45 AM (GMT+7)

Vốn đầu tư nhỏ, hoàn toàn không tốn công chăm sóc lại cho năng suất ổn định, nhiều hộ nông dân hiện đang áp dụng mô hình trồng cây xương rồng với doanh thu "khủng" hàng năm.

Cây xương rồng thuộc họ thầu dầu, là loài ít lá, lá nhỏ và thường chuyển thành gai, gân của lá mọc ra từ cạnh mép cành. Có khoảng trên 2.000 loài xương rồng nhưng phổ biến nhất là xương rồng bẹ và xương rồng ba cạnh với chiều cao khác nhau, có thể lên tới 7 - 8m.

Đây là loài cây ít hoa và hiếm khi nở, phải được chăm sóc trong điều kiện nắng, thoáng, làm cảnh thì cây mới nở hoa được. Hoa xương rồng mọc thành tán và tạo cụm với 3 tổng có đường kính khoảng 1cm, bao hình cầu dẹt. Mỗi loại xương rồng khác nhau sẽ có hình dạng và màu sắc hoa khác nhau, có hồng, đỏ, vàng, trắng, tím, xanh,… 

Hoa xương rồng nở rất đẹp

Hoa xương rồng nở rất đẹp 

Ngày nay, xương rồng đã quá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Về mặt phong thủy, xương rồng cảnh được rất nhiều người yêu thích bởi nó tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường, vươn lên nghịch cảnh. Ngoài ra, xương rồng còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh (xương rồng ba cạnh và xương rồng bẹ), hay trong chế biến thành món ăn (chủ yếu xương rồng tai thỏ). 

Xương rồng trong tự nhiên là loại cây dại mọc ở những vùng đất nhiều đá, khô cằn, nhiều cát, chẳng hạn như sa mạc khô nóng. Khi trồng xương rồng phải tạo điều kiện thích hợp mới cho thu hoạch tốt. Đất trồng xương rồng chủ yếu là hỗn hợp các vật liệu vô cơ như cát, sỏi, đá,... do thoát nước tốt. Rất nhiều hộ nông dân đã áp dụng thành công mô hình trồng cây xương rồng và cách chăm sóc tốt để đạt năng suất cao. 

Nhiều hộ nông dân trồng cây xương rồng thành công

Nhiều hộ nông dân trồng cây xương rồng thành công

Anh Trần Bảo Huy (TP.HCM) từng bỏ công việc ổn định với mức lương tốt tại TP.HCM để lên TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) lập nghiệp với cây xương rồng tai thỏ. Bắt đầu từ năm 2021, anh Huy mua 3.000 cây xương rồng tai thỏ để trồng thử nghiệm. Tuy nhiên, anh đã không thành công ở lần thử nghiệm này. 

Sau đó, vợ chồng quyết định rời TP.Đà Lạt đến huyện Bác Ái (Ninh Thuận) để làm lại từ đầu với cây xương rồng. Qua thời gian kiên trì chăm sóc, cây phát triển tốt, có thể thu hoạch để chế biến các sản phẩm. Anh Huy bắt đầu xây dựng nhà xưởng để tiến hành nghiên cứu sản phẩm trà, nước ép từ xương rồng tai thỏ.

Anh Huy có thu nhập cao nhờ trồng xương rồng tai thỏ

Anh Huy có thu nhập cao nhờ trồng xương rồng tai thỏ

Giữa lúc mọi thứ đang thuận lợi thì chủ nhà xưởng lấy lại mặt bằng, anh Huy đã dời về huyện Phú Hòa (Phú Yên) để xây dựng nhà xưởng và mở rộng diện tích trồng 5.000 cây. Anh bắt tay vào chế biến trà, nước ép xương rồng nhưng phải mất rất nhiều thời gian mới thành công, còn trước đó, sản phẩm đều thất bại.

Sau hơn 3 năm nghiên cứu với hàng trăm thử nghiệm, anh Huy đã có một trang trại trồng cây xương rồng và nhà xưởng rộng lớn, cho ra mắt thị trường các sản phẩm chế biến từ cây xương rồng. Theo ước tính, mỗi năm, cơ sở kinh doanh của anh đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng. Không chỉ tạo ra những sản phẩm chất lượng từ loài cây này mà anh còn giúp nhiều người có thêm thu nhập nhờ trồng xương rồng tai thỏ. 

Cũng giống như anh Huy, anh Thái Đắc Trọng (TP.Cần Thơ) từng nghỉ việc ở công ty với mức lương ổn định để chuyển hướng lập nghiệp. Với niềm đam mê cây cảnh, năm 2018, anh xin nghỉ để phát triển mô hình trồng xương rồng cảnh. 

Trang trại xương rồng của gia đình anh Trọng

Trang trại xương rồng của gia đình anh Trọng

Ban đầu, anh chỉ trồng các loại xương rồng phổ thông, kích thước nhỏ xinh vì phù hợp với nhu cầu của học sinh, sinh viên mua về trang trí. Đến năm 2019, anh mạnh dạn thuê đất, đầu tư hàng trăm triệu đồng cải tạo đất, dựng nhà kính để mở rộng quy mô trồng. 

Nhận thấy cây xương rồng bắt đầu phát triển tốt, đến năm 2021, anh Trọng mạnh dạn đầu tư nhà kính và thuê 1.000m2 đất ở phường Châu Văn Liêm (quận Ô Môn) để trồng và mở shop bán xương rồng. Đồng thời, anh cũng nhập thêm nhiều chủng loại xương rồng đang được ưa chuộng.

Hiện tại, trang trại của anh Trọng trồng hơn 500 giống xương rồng. Đặc biệt, anh chuyên trồng các loại dùng để trang trí như: tai thỏ, tai voi, trụ sony, trụ nến vàng, trụ thanh sơn, trụ long khỉ, trụ mytilo, kim lăng trụ, kim hổ, nanh heo… Ngoài ra, anh còn trồng các giống xương rồng phổ thông, kích thước nhỏ, bông đẹp, giá thành bình dân.

Anh Trọng chủ yếu bán hàng trực tuyến, giá bán thấp nhất 100.000 đồng/cây, cao nhất 3,5 triệu đồng/cây (tùy dòng và kích thước). Đặc biệt, các loại xương rồng kim hổ, nanh heo, trụ mytilo, trụ 6 cạnh được ưa chuộng và đắt hàng. Nhờ đó, mỗi năm sau khi trừ chi phí, anh Trọng lãi hơn 500 triệu đồng. 

Cũng có cùng niềm đam mê trồng xương rồng, chị Phan Thị Phụng Tiên (An Giang) đã nghỉ việc phóng viên để khởi nghiệp sau khi có dịp đi viết nhiều về mô hình canh tác nông nghiệp.

Chị Tiên rất mát tay trong việc trồng và lai tạo xương rồng

Chị Tiên rất mát tay trong việc trồng và lai tạo xương rồng

Vượt qua những khó khăn ban đầu về kỹ thuật chăm sóc, chị Tiên đã thành công với khu vườn trên 200m2 chỉ trồng các loại xương rồng. Để có vườn xương rồng như hôm nay, chị Tiên cũng chịu khó đầu tư sưu tầm những loại cây mới. Sau gần 20 năm, khu vườn của chị đã có hơn 500 chủng loại xương rồng giá trị. Ngoài tài năng chăm sóc cây, chị Tiên còn "mát tay" lai tạo nên nhiều cây đột biến cho giá trị cao hơn. 

Hiện nay, ngoài cung cấp xương rồng đến hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, chị Tiên còn nhận lời thiết kế, trang trí và cung cấp xương rồng cho nhiều sân vườn, quán cà phê trong và ngoài tỉnh An Giang. Để có đủ số lượng xương rồng cung cấp cho khách hàng, chị Tiên đang tiếp tục nhân giống và lai tạo thêm các dòng mới. Nhờ vậy mỗi tháng, chị Tiên thu nhập 50-70 triệu đồng từ việc bán cây xương rồng.

Anh nông dân Quảng Ngãi thu lãi hơn 1 tỷ đồng/năm nhờ bẻ lái nuôi con vừa ngon vừa đẹp
Kỹ thuật nuôi không quá khó, nguồn thức ăn đa dạng lại có thị trường tiêu thụ ổn định với giá thành cao, mô hình nuôi cá mú đang được bà con nông dân...

Nông dân làm giàu

Theo Thảo Anh - Ảnh: Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nông dân làm giàu