Trồng cây đỏ rực cả vườn, ra trái quanh năm lại mang ý nghĩa về mặt phong thủy, chị nông dân bỏ túi trăm triệu đồng

Tấn Phước - Ngày 06/02/2025 13:00 PM (GMT+7)

Không chỉ mang ý nghĩa về mặt phong thủy mà loại cây này đang giúp nhiều nông dân đổi đời nhờ hiệu quả kinh tế mà nó mang lại.

Là loại cây thuộc họ trúc đào, có xuất xứ đến từ Indonesia, Ấn Độ, du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và nay đã trở thành loại cây dược liệu hữu ích, vừa mang đến hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Cây siro đỏ thường được người dân trồng ở trước cửa, trong vườn nhà. Bởi lẽ, theo quan niệm từ dân gian, cây siro có thể xua đi những điều xui xẻo, mang đến điều lành và may mắn cho gia chủ. 

Cây siro thuộc loại cây thân gỗ nhỏ sống lâu năm, cây có chiều cao trung bình từ 3-4m, dễ trồng và phát triển tốt, ra hoa kết trái nhiều và phát triển quanh năm. Vốn là giống cây thân bụi mọc nhiều trong những khu rừng tại nơi cận nhiệt và nhiệt đới phía Nam châu Á, bởi chúng có khả năng chịu hạn rất tốt. Do đó, cây siro không tốn nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh đáp ứng đủ nước và ánh sáng là cây sẽ cho nhiều trái.

Cây siro đơm hoa, kết trái quanh năm, quả chín căng mọng tượng trưng cho sự hoàn mỹ và đủ đầy. Đặc biệt, hoa và quả siro kết thành dạng chùm mang ý nghĩa về sự sum họp, thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Cây siro đơm hoa, kết trái quanh năm, quả chín căng mọng tượng trưng cho sự hoàn mỹ và đủ đầy. Đặc biệt, hoa và quả siro kết thành dạng chùm mang ý nghĩa về sự sum họp, thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Thông thường, cây siro ra hoa vào khoảng tháng 2 và bắt đầu chín từ tháng 5, thu hoạch kéo dài cho đến tháng 9. Bình quân một cây trưởng thành cho thu hoạch khoảng 20kg quả. Khi chín, quả có vị thơm, vị chua ngọt, có thể ăn ngay như các loại trái cây thông thường. Ngoài ra, có thể dùng siro làm mứt, ngâm rượu hoặc làm nước giải khát. Trên thị trường, loại quả này có giá khoảng 100.000 đồng/kg.

Không chỉ thế, tất cả các bộ phận của cây siro như: lá, hoa, hột, thân, rễ đều được dùng làm dược liệu. Với nhiều thành phần dinh dưỡng, cây siro có khả năng hỗ trợ trị nhiều bệnh như: cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường cơ tim, giúp giảm và điều trị chứng viêm…

Thấy được tiềm năng của cây siro, nhiều nông dân đã quyết định đầu tư canh tác và thu về nhiều tín hiệu khả quan. Ông Nguyễn Văn Vũ (ngụ xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) cho biết trong một lần tình cờ ghé thăm nhà người bạn, thấy cây siro có nhiều công dụng tốt nên quyết định đem về nhà trồng cây cảnh. 

Từ đợt cho trái đầu tiên, ông hái được khoảng 50kg. Nhận thấy trái siro có vị chua như chanh, mùi thơm, màu đỏ rất đẹp mắt nên gia đình ông hái trái chín nấu nước siro và được nhiều người thưởng thức, hương vị thơm ngon nên cảm thấy thích thú.

Nhờ ra trái đều đặn, mang lại nguồn thu nhập ổn định nên từ hai gốc ban đầu được trồng làm kiểng trước cổng nhà, đến nay ông Vũ đã mở rộng trồng thêm diện tích trên 2.000m2.

Ngoài ra, ông còn tận dụng các khoảng đất trống xung quanh nhà chiết hàng chục cành cây siro trưởng thành đưa vào chậu làm cây bonsai. Với dạng cây cảnh, ông kinh doanh với mức giá khoảng 5 triệu đồng 1 cặp, đối với những cây có hình dáng đẹp được khách hàng sẵn hàng trả đến cả chục triệu đồng. Ngoài ra, ông còn ươm hàng trăm cây siro giống tùy theo kích cỡ bán với giá từ 50.000-150.000 đồng/cây.

Hằng ngày, vườn siro của ông có khoảng chục lao động hái trái, chẻ trái làm các sản phẩm cung cấp cho thị trường. Với cách làm hiệu quả, thiết thực, cơ sở sản xuất siro của ông Vũ đã góp phần giải quyết nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Hằng ngày, vườn siro của ông có khoảng chục lao động hái trái, chẻ trái làm các sản phẩm cung cấp cho thị trường. Với cách làm hiệu quả, thiết thực, cơ sở sản xuất siro của ông Vũ đã góp phần giải quyết nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 

Ngoài việc lấy trái, nước ép siro là món giải khát được nhiều người yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, chua ngọt vừa phải.

Ngoài việc lấy trái, nước ép siro là món giải khát được nhiều người yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, chua ngọt vừa phải.

Cũng giống như ông Vũ, chị Nguyễn Ngọc Uyên Trinh (ngụ huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) đã tận dụng đất vườn để trồng cây siro. Mỗi khi đến mùa thu hoạch, cả góc vườn nhà chị Trinh đỏ rực, sáng cả đoạn đường khiến ai đi ngang cũng phải ngó mắt nhìn vào. 

Tận dụng vẻ đẹp của loài cây này, ngoài thu hoạch lấy trái, chị Trinh còn kết hợp khai thác du lịch, tạo nguồn thu nhập ổn định: "Thấy trái siro chín đỏ rất đẹp nên nhiều người dân ở địa phương đến chụp hình và hỏi mua giống ngày một nhiều. Từ đó, tôi quyết định cải tạo vườn rau hơn 1.000m2 để trồng siro phục vụ khách tham quan…". Chị Trinh đã sử dụng quả chín để chế biến nước ép siro và làm mứt siro muối ớt để phục vụ tại chỗ hoặc bán cho du khách mang về làm quà. 

Nhiều nhà vườn tận dụng sắc đỏ của cây siro để thu hút khách làm quan.

Nhiều nhà vườn tận dụng sắc đỏ của cây siro để thu hút khách làm quan.

Bước vào mùa chín rộ, chị mở cửa vườn để đón khách vào tham quan, chụp ảnh lưu niệm, thưởng thức và mua các sản phẩm chế biến từ quả siro ngay tại vườn. Chị thu hoạch quả siro chín bán với giá 50.000 đồng/kg, chế biến nước giải khát đóng chai với giá từ 55.000-80.000 đồng/sản phẩm. Nhờ đó, thu nhập từ công việc trồng cây siro và kinh doanh du lịch đã giúp chị mang về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Với những công dụng đặc biệt về trị bệnh, bổ sung dưỡng chất và giúp cải thiện sức khỏe, trái siro đã và đang được nhiều người săn lùng, tìm mua. Từ đó, tạo điều kiện cho những nông dân đang canh tác loại cây này có thêm thu nhập, cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Hoàng đế nào thứ 8 nhà Trần hại cả vua cháu, dù có công khôi phục lại cơ đồ nhưng gây tranh cãi lớn trong sử Việt?
Vị vua này được ca ngợi có công lao lớn, giúp khôi phục lại cơ đồ nhà Trần sau một thời gian bị gián đoạn. Tuy nhiên, với tính cách nhu nhược, lại tin...

Thâm cung bí sử

Theo Tấn Phước - Ảnh tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]06/02/2025 10:50 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nông dân làm giàu