Nuôi con vật ví như “nhân sâm dưới nước”, vẻ ngoài xấu lạ nhưng giá đắt đỏ, anh nông dân thu về gần 1 tỷ đồng/năm

Tấn Phước - Ngày 10/02/2025 14:40 PM (GMT+7)

Không tốn nhiều công chăm sóc, còn có thể nuôi kết hợp với nhiều loài khác, giống cá này đã giúp nhiều nông dân ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Ninh đổi đời.

Cá chạch lấu - loài cá nước ngọt đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đã được biết đến như một đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon. Không chỉ là món ăn được ưa chuộng, cá chạch lấu còn mang lại nguồn thu nhập khủng. 

Là một loài cá da trơn thuộc họ cá chạch, về kích thước, cá chạch lấu có thể phát triển đến chiều dài 50-70cm và nặng từ 0,5 đến 1kg khi trưởng thành, tùy thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng. Đây là loài cá ăn tạp, chủ yếu tiêu thụ các loại động vật nhỏ như giun, tôm, cá con và thực vật thủy sinh.

Cá chạch lấu có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh thông thường so với nhiều loại cá khác. Loại cá này có thể sinh sống trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ nhẹ, phù hợp với nhiều hệ sinh thái khác nhau.

Cá chạch lấu có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh thông thường so với nhiều loại cá khác. Loại cá này có thể sinh sống trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ nhẹ, phù hợp với nhiều hệ sinh thái khác nhau.

Tuy "nhỏ mà có võ”, loài cá này có giá trị dinh dưỡng rất cao, thịt cá mềm, thơm ngon và chứa nhiều protein, khoáng chất… Bề ngoài có màu nâu xám, nhiều vết đốm đen trên thân, song khi chế biến lại trở thành món vạn người mê. 

Không chỉ là món ăn hấp dẫn, cá chạch lấu có tác dụng bổ khí huyết, kiện tỳ vị, lợi tiểu, cường dương... Vì thế, loài cá này thường được dùng để bổ sung dinh dưỡng cho những người đang có các triệu chứng bệnh như suy nhược cơ thể, ăn kém, đầy bụng, khó tiêu, phù thũng, tiểu buốt... Với hàm lượng dinh dưỡng cao, cá chạch lấu ngày càng được thị trường ưa chuộng. Nhu cầu tiêu thụ cá chạch lấu tăng cao, tạo ra tiềm năng kinh tế rất lớn cho người nuôi.

Một số nông dân ở miền Tây chọn cách nuôi 2 loại cá chung một hồ vừa tiết kiệm diện tích, vừa nâng cao năng suất, thu nhập. Cá chạch lấu thường được người dân kết hợp cùng cá heo, cá koi...

Một số nông dân ở miền Tây chọn cách nuôi 2 loại cá chung một hồ vừa tiết kiệm diện tích, vừa nâng cao năng suất, thu nhập. Cá chạch lấu thường được người dân kết hợp cùng cá heo, cá koi...

Gác lại tấm bằng dược sĩ, anh Võ Hoàng Tuấn (ngụ xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nuôi cá chạch lấu rộng 5.000 m2 với tổng khu vực nuôi là 15 ao. 

Chia sẻ bí quyết nuôi cá chạch lấu thành công, anh Tuấn cho biết phải đảm bảo 3 yếu tố về con giống, hiểu được tập tính cá, nguồn nước nuôi. Với khu vực nuôi cá, anh có hệ thống cung cấp oxy 24/24, lót bạt dưới đáy ao để không có bùn, thiết kế chỗ trú ẩn cho cá vì loài này chui rúc rất khó xử lý khi gặp sự cố. Ngoài ra, theo kinh nghiệm bản thân anh tích lũy, để cá sinh sống tốt, người nuôi phải vệ sinh ao, hồ sạch sẽ, cách 3-5 ngày thay nước một lần. 

Thời gian đầu, do anh Tuấn chưa có kinh nghiệm cho nên mấy vụ đầu tiên đều thất bại nhưng bằng ý chí quyết tâm, cùng sự tìm tòi học hỏi nên đến nay đàn cá của anh sinh trưởng tốt, cho nguồn thu nhập ổn định.

Thời gian đầu, do anh Tuấn chưa có kinh nghiệm cho nên mấy vụ đầu tiên đều thất bại nhưng bằng ý chí quyết tâm, cùng sự tìm tòi học hỏi nên đến nay đàn cá của anh sinh trưởng tốt, cho nguồn thu nhập ổn định.

Không chỉ thế, cần bổ sung vitamin C, men hỗ trợ tiêu hóa cho cá cùng các vi sinh vật cải tạo môi trường nước. Anh Tuấn cho biết nuôi cá chạch không quá vất vả, nhưng mất thời gian và phải chăm sóc như con trong gia đình. Bởi loài cá này ưa sạch sẽ nên phải nước thường xuyên, cho cá ăn đều đặn hai lần mỗi ngày.

Trong quá trình nuôi, cách 2 tháng phải tiến hành lựa cá lớn, nhỏ để nuôi đạt trọng lượng đồng đều. Mỗi năm, anh Tuấn thu hoạch 2 tấn cá chạch lấu thương phẩm, giá bán khoảng 250.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận hơn 200 triệu đồng/năm.

Trong khi đó, bắt đầu từ năm 2019, anh Nguyễn Phúc Mến (SN 1987, ngụ xã Tân Bình, tỉnh Tây Ninh) đã bắt tay nuôi cá chạch lấu. Với vốn kiến thức và kinh nghiệm học hỏi được trong những chuyến công tác tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, anh Mến đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 6 bể nổi với diện tích 176m2/ao, thả 28.000 con cá giống được mua từ miền Tây. Ngay trong vụ nuôi đầu tiên, anh thu về lợi nhuận ổn định, hơn 100 triệu đồng. 

Với hơn 5 năm kinh nghiệm, anh Mến cho biết quan trọng nhất trong việc nuôi cá chạch lấu vẫn là duy trì nguồn nước ổn định, cung cấp đủ oxy cho cá phát triển. Anh Mến tiết lộ bí quyết để đàn cá của gia đình phát triển nhanh chóng: “Nguồn oxy được tôi cung cấp đầy đủ bằng một loại máy tạo oxy khắp các ao nuôi để cá phát triển đúng mức, không phát sinh dịch bệnh. Tôi phải xử lý nguồn nước trước khi thả giống 2 ngày. Thời gian nuôi đạt trọng lượng và chất lượng là từ khoảng 10-12 tháng thì có thể xuất bán”.

Anh Mến cho biết, cá chạch lấu có đặc điểm khi không có thời điểm xuất bán thích hợp thì cứ để nuôi lớn lên. Cá chạch lấu càng lớn nó càng có giá trị kinh tế cao, không phải như các loại cá khác phải xuất bán đúng lứa, đúng thì.

Anh Mến cho biết, cá chạch lấu có đặc điểm khi không có thời điểm xuất bán thích hợp thì cứ để nuôi lớn lên. Cá chạch lấu càng lớn nó càng có giá trị kinh tế cao, không phải như các loại cá khác phải xuất bán đúng lứa, đúng thì.

“Cá chạch lấu thương phẩm bán ra dao động khoảng 200.000-260.000/kg. Với giá bán này thì cá chạch lấu cho lợi nhuận cao hơn các loại cá lóc, cá trê, cá rô... Sau khi trừ hết các chi phí, chúng tôi cũng lời được khoảng 40.000-50.000 đồng/kg”, anh Mến chia sẻ. Đến nay, mỗi vụ anh thu về hơn 1,5 tấn cá chạch lấu, mức lợi nhuận ước tính khoảng 700 triệu đồng. 

Loại cá được ví như “nhân sâm" được nhiều người săn lùng vì nhiều công dụng về sức khỏe mà nó mang lại. Từ đó, nhiều người nông dân bắt đầu học hỏi, tìm mua con giống để nuôi trong ao, hồ. Trong tương lai, nghề nuôi cá chạch lấu là vẫn là một hướng đi đầy tiềm năng, có thể mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống cho người nông dân.

Nuôi con hiền lành, có bộ phận quý như vàng, ông nông dân lãi 1 tỷ đồng/năm
Nhờ nuôi con vật hiền lành này, ông Tống Xuân Minh (xã Phú Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đã có tiền mua, xây được 2 ngôi nhà, con cái đủ điều...

Nghề lạ

Theo Tấn Phước - Ảnh tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]10/02/2025 13:30 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nông dân làm giàu