Mẹ nuôi bật khóc đợi 2 con trước cổng điểm thi: "Chỉ cần con cố, khổ mấy mẹ cũng chịu"

Ngày 25/06/2019 10:00 AM (GMT+7)

Mở điện thoại xem lại từng bức ảnh, từng tấm bằng khen của 2 đứa con gái rồi đưa mắt dõi vào phía bên trong cổng trường, bất chợt người phụ nữ bật khóc.

Con là niềm vui, là lẽ sống

Dù đã chạy chữa nhiều nơi nhưng mãi đến hiện tại, 2 vợ chồng cô Phạm Thị Xuân Hương (53 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM) vẫn chưa có mụn con nào. Khi được hỏi về tương lai khi tuổi già đã kề cận, người phụ nữ với dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt hiền từ nhẹ nhàng đáp: “Vợ chồng tôi bây giờ chỉ biết cố làm mà chăm lo cho 2 đứa con gái nuôi. Còn mai này già yếu thế nào, nói thật, tôi cũng không nghĩ đến”.

Mẹ nuôi bật khóc đợi 2 con trước cổng điểm thi: amp;#34;Chỉ cần con cố, khổ mấy mẹ cũng chịuamp;#34; - 1

Cô Hương dõi mắt nhìn theo khi con đi vào phòng thi.

Lập gia đình từ năm 29 tuổi, thế nhưng ròng rã mấy năm trời, 2 vợ chồng cô Hương vẫn chưa có con. Năm 2002, em gái thứ 3 của cô lập gia đình và rồi cặp song sinh Nguyễn Ngọc Thanh Nhi, Nguyễn Ngọc Thanh Ngân ra đời trong niềm hạnh phúc tột cùng của cả đại gia đình. “Thời điểm đó, tôi cũng đang cố chạy chữa thuốc thang nhưng niềm tin ngày càng vơi dần đi theo thời gian. Mấy năm sau, vợ chồng em gái tôi hục hặc vì mâu thuẫn. Chồng nó bỏ đi, để lại mình em tôi phải gồng gánh 2 đứa nhỏ trong khi chẳng có việc làm. Thương em, tôi bàn với chồng nhận 2 đứa về nuôi rồi cho ăn học. May sao, chồng tôi đồng ý”, cô Hương kể.

Mẹ nuôi bật khóc đợi 2 con trước cổng điểm thi: amp;#34;Chỉ cần con cố, khổ mấy mẹ cũng chịuamp;#34; - 2

Người phụ nữ bật khóc khi kể về 2 đứa con của mình.

Từ đó, 2 đứa cháu gái nhỏ nhắn về ở với dì dượng và gọi họ bằng “ba, má Hai”. Lương hộ lý của cô Hương và điều dưỡng của chồng tại một bệnh viện công ở TP.HCM được bao nhiêu, hai vợ chồng đều cố mà dành dụm để nuôi nấng, chăm lo cho tụi nhỏ. 

Thanh Ngân và Thanh Nhi về ở cùng ba má nuôi được 3 năm thì bất ngờ cô Hương phát hiện bị nhiễm lao, cần điều trị nên mang 2 bé về lại với mẹ ruột vì sợ bị lây bệnh. “Cứ mỗi ngày hai bận sáng chiều, 2 vợ chồng lại chạy lên nhà thăm nom, bảo ban 2 đứa nhỏ trong lúc mẹ ruột nó đi bán hủ tiếu thuê bên tận quận 5. Sau khi điều trị khỏi bệnh, tôi và chồng thay phiên nhau đưa đón tụi nhỏ. Tụi nó ngoan ngoãn, hiểu chuyện và đặc biệt rất thông minh. Nhà nghèo, không được đi học thêm như bạn bè, 2 đứa phải tự học, tự bảo ban nhau trong những lúc mẹ hoặc ba má 2 vắng nhà”, người mẹ nuôi cho biết.

Để có thêm thu nhập, em gái cô Hương mở thêm một tiệm cơm chiên nhỏ trước cửa nhà và bán mỗi trưa sau khi trở về từ quán hủ tiếu. Hai bé gái mỗi lúc đi học về, chưa kịp ăn cơm đã phải xắn tay áo phụ mẹ. “Ấy vậy mà chưa một lần 2 đứa nhỏ kêu ca, năm nào cũng đứng nhất nhì lớp. Năm lớp 10, bé Thanh Ngân còn được giải nhì môn Toán và năm 12 là môn Văn cấp Thành phố. Lúc trước học xong buổi chiều là phải vào ôn thi học sinh giỏi, có hôm Ngân về tâm sự với tôi: Nhìn bạn bè mua quà bánh để ăn, nhiều khi con thèm lắm nhưng không dám ăn vì sợ tốn tiền”, kể đến đây, cô Hương rơi nước mắt.

Mẹ nuôi bật khóc đợi 2 con trước cổng điểm thi: amp;#34;Chỉ cần con cố, khổ mấy mẹ cũng chịuamp;#34; - 3

Trong điện thoại cô Hương, phần lớn là hình ảnh của 2 con.

Lướt điện thoại khoe từng tấm ảnh của con, đôi mắt người mẹ long lanh khi chỉ vào từng tấm bằng khen, từng giải thưởng mà 2 đứa con tội nghiệp của mình đạt được. Cô Hương nói: “Tôi tự hào về 2 đứa nhỏ, dù nghèo khó nhưng luôn biết phấn đấu mà vươn lên. Tụi nó bảo sau này ráng làm có tiền sẽ nuôi ba má Hai và mẹ, nhất định không để 3 người phải vất vả thêm”.

Đằng sau mỗi bằng khen là mồ hôi của mẹ

Cách đây ít lâu, trong lúc tham dự buổi lễ tri ân trước lúc ra trường của 2 con, vợ chồng cô Hương bật khóc khi cầm trên tay lá thư của Thanh Nhi gửi đến: “Con xin lỗi vì đến tận bây giờ mới dám nói cảm ơn. Con biết ơn ba, má Hai nhiều lắm. Ba má đã chăm bẵm, lo lắng cho tụi con từng tấm áo, bữa cơm, dìu dắt tụi con từ những bước đi lẫm chẫm để bước vào đời. Ba má cho tụi con cơ hội được đi học, thôi thúc và khuyên nhủ tụi con cố gắng mà học hành. Nhìn lại suốt 12 năm đèn sách, từng tấm bằng khen học sinh giỏi mà tụi con có đều thấp thoáng bóng hình của ba má, là những giọt mồ hôi vất vả mà ba má đã cố gắng để lo cho chị em con. Con xin hứa sẽ thi đậu đại học, không làm ba má và mọi người thất vọng về con”.

Mẹ nuôi bật khóc đợi 2 con trước cổng điểm thi: amp;#34;Chỉ cần con cố, khổ mấy mẹ cũng chịuamp;#34; - 4

Hình ảnh Thanh Ngân và Thanh Nhi trong ngày tổng kết.

Theo lời cô Hương, nguyện vọng năm nay của Thanh Ngân là thi vào Đại học Y Dược Thành phố, còn Thanh Nhi muốn theo học ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. “Có lần Ngân tâm sự với tôi, hay là con không thi vào Y Dược, học tận 6-7 năm trời, sợ làm khổ ba má với mẹ con. Còn Thanh Nhi thì lo ngại việc đi học xa (tận Thủ Đức- PV) sẽ tốn thêm tiền của ba má. Thế nhưng tôi gạt phăng hết tất cả và bảo: Tụi con cứ cố gắng học, ba má để dành tiền để lo cho 2 đứa học thành tài. Tôi chỉ mong mình có nhiều sức khỏe để cố gắng làm lụng, chăm lo cho con đến nơi đến chốn. Năm nay, tôi tự tin cả 2 con mình đều sẽ đỗ đại học”, cô Hương mỉm cười.

Nữ sinh vừa mổ ruột thừa vẫn quyết tâm dự thi THPT Quốc gia 2019
Vừa mổ ruột thừa xong vào rạng sáng 24/6, nữ sinh vẫn năn nỉ gia đình cho em dự thi kỳ thi THPT Quốc gia 2019.
HUY VÂN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia