Khi những thông tin mới được đưa ra hôm thứ sáu về sự mất tích của chiếc máy bay MH370, các câu hỏi mới lại được đặt ra.
MH370 có thể chìm sâu ở mức nào?
Những tín hiệu nhịp xuất hiện hôm 5/4 và tái xuất hiện ngày 8/4 đến từ lòng đại dương sâu 15.000 feet (4,5km) tính từ mặt nước. Ngày 10/4, các nhà chức trách cho biết, các phao sonar có thể đã dò được tín hiệu khác.
Độ sâu 4,5km? Mức này tính ra còn dài hơn chiều cao của tượng Nữ thần Tự do (Mỹ), hơn cả Tháp Eiffel, thậm chí là tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa. Nếu nhân độ cao của tòa nhà này lên 5 lần thì mới đạt mức 14.000 feet, vẫn chưa bằng khoảng cách cần đạt tới nơi mà các đội tìm kiếm tin là phát ra tín hiệu "ping".
Ở độ sâu đó, đời sống thủy sinh không giống như những gì mà phần lớn chúng ta biết tới.
"Càng xuống sâu hơn thì bạn càng tìm thấy ít hơn", chuyên gia sinh vật biển Paula Carlson bình luận. "Bạn sẽ phải rất can đảm, chúng thậm chí còn không có mắt. Chúng có thể mù, bởi vì chúng không cần nhìn. Không hề có ánh sáng dưới đó".
Áp suất ở độ sâu 4,5km cũng rất lớn - đến mức rất ít tàu ngầm có người lái chịu đựng được.
"Chỉ có khoảng vài tàu ngầm có thể lặn khoảng nửa độ sâu đại dương, và chỉ một số nước có khả năng đó", nhà hải dương học Sylvia Earle làm việc cho National Geographic mô tả.
Phải chăng tàu Ocean Shield đã xác định được vị trí hộp đen MH370
Hộp đen MH370 chứa đựng những bí ẩn gì?
Hộp đen của máy bay có hai bộ phận chính là bộ ghi âm giọng nói buồng lái và bộ ghi dữ liệu bay, trong đó thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay chứa đựng những thông tin quan trọng nhất vì nó ghi lại hầu như toàn bộ thông số của máy bay từ khi cất cánh cho đến khi máy bay gặp nạn.
Thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay sẽ ghi lại 25 giờ hoạt động cuối cùng của máy bay và cung cấp các thông số cơ bản, đó là áp suất trần bay, tốc độ bay, hướng bay, sự tăng tốc của máy bay.
Thiết bị này được bố trí bên trong một lớp vỏ rất cứng có thể chịu đựng được gần như bất cứ vụ tai nạn máy bay nào. Thiết bị này được bố trí ở phía sau máy bay, bởi các máy bay gặp nạn thường đâm phần mũi xuống trước.
Các điều tra viên cần phải thu được hộp đen để biết được sai sót nằm ở khâu nào, từ đó có những biện pháp để cải thiện các hệ thống an toàn nhằm tránh một thảm kịch tương tự lặp lại.
Thợ lặn từ tàu Ocean Shield của Australia được triển khai để tìm kiếm mảnh vỡ MH370
Làm gì khi tìm được hộp đen MH370?
Sau khi định vị được hộp đen, các điều tra viên sẽ sử dụng một tàu ngầm mini tự động lặn xuống vùng biển sâu nơi con người không thể tới được. Tàu ngầm này sẽ sử dụng thiết bị thủy âm để quét địa hình đáy biển, xác định vị trí nơi có vật thể lạ giống hình dáng chiếc máy bay, và sau đó dùng camera để thu hình và gửi tín hiệu lên tàu mẹ.
Vùng biển mà tàu Ocean Shield thu được tín hiệu có độ sâu khoảng 4.500 mét, cách thành phố Perth của Úc khoảng 2.360 km về phía tây bắc. Các chuyên gia cho biết vùng biển này có nhiều lớp bùn rất dày ở dưới đáy biển, tuy nhiên MH370 sẽ không bị chôn vùi quá sâu trong bùn nếu nó thực sự đã rơi xuống đây.
Hàng không sẽ thay đổi những gì từ vụ MH370?
Ngành hàng không luôn học hỏi từ những thảm họa và luôn lắp đặt thêm các thiết bị an toàn, khiến máy bay trở thành phương tiện giao thông an toàn nhất thế giới. Nhưng nếu hộp đen hoặc mảnh vỡ MH370 không được tìm thấy, thì chúng ta khó có thể thể rút được kinh nghiệm gì.
Dù vậy MH370 đã gây ra cuộc tranh luận mới về việc áp dụng theo dõi vệ tinh liên tục đối với các máy bay nhằm tránh tình trạng máy bay bị mất tích và cũng có thể là phải xem xét lại khả năng phi công có thể tắt được hệ thống liên lạc.
“Cải thiện cách theo dõi máy bay, luôn biết được máy bay đang ở đâu vào bất kỳ thời điểm nào rõ ràng là ưu tiên hàng đầu hiện nay”, người đứng đầu Hiệp hội giao thông hàng không quốc tế Tony Tyler tuần trước khẳng định.
Nhiều giả thuyết được đặt ra nhằm giải thích cho sự biến mất bí ẩn của MH370
Việc tìm kiếm máy bay mất tích sẽ đi tới đâu?
Những nỗ lực tìm kiếm đang đêm lại những tín hiệu lacj quan về việc đội tìm kiếm đang đi đúng hướng.
Thủ tướng Úc Tony Abbott trong chuyến công du ở Trung Quốc hôm 11/4 cho biết: "Chúng tôi đã giới hạn lại khu vực tìm kiếm và chúng tôi tự tin nói rằng những tín hiệu mà chúng tôi thu được là từ hộp đen Mh370".
Các phao thu tín hiệu hoạt động ra sao?
Bốn chiếc phao của lực lượng không quân hoàng gia Australia được trang bị công nghệ dò tín hiệu từ các phao thu tín hiệu được thả xuống biển.
Khi chúng chạm mặt nước, chúng sẽ phóng ra các microphones bắt được tín hiệu ở độ sâu tới 1000 feet. Các tín hiệu âm thanh mà chúng bắt được sẽ được truyền dẫn lên phao nổi và bắn thẳng lên máy bay, Jules Jaffe, một chuyên gia nghiên cứu đại dương cho biết.
Mặc dù đây là những microphones cực chuẩn xác, đôi khi chúng làm ta kinh ngạc vì có thể bắt được các tín hiệu ở độ sâu hàng nghìn feet.
Jaffe nói rằng các phao dò dữ liệu này cũng chính xác không kém hệ thống định vị ở tàu cứu hộ đang tìm kiếm máy bay.
Khi nào thì họ có đủ thông tin để đi lấy chiếc hộp đen?
Cho dù người ta có rất nhiều thông tin thì cũng chẳng ai dám chắc họ sẽ dễ dàng tìm ra chiếc hộp đen ở cách mặt nước 2,8 dặm và nằm dưới lớp bùn dày hàng chục met. Bởi vì bùn lầy và nước bóp méo làm lệch hướng nên người ta sẽ phải tìm kiếm ở các khu vực đan xen nhau nếu muốn tìm kiếm trong khu vực đã giới hạn.
Vì vậy các điều tra viên có kế hoạch sẽ tiếp tục tìm kiếm cho đến khi chắc chắn rằng hệ thống điện năng cung cấp cho hộp đen không hoat động nữa.
Tại sao việc MH370 hạ độ cao lại trở thành một vấn đề lớn?
Chiếc boeing biến mất khỏi màn hình radar quân sự ở khoảng 120 dặm hải lý sau khi đã đi qua bán đảo Malaysia. Điều này có nghĩa là nhất định nó đã giảm độ cao xuống tới 4,000 - 5,000 feet.
Các chuyên gia vẫn còn bất đồng về việc này. Chuyên gia hàng không Peter Goelz nói rằng "có vẻ như họ làm thế để tránh radar”.
Nhưng cựu điều tra viên của Bộ Giao thông Mỹ nói rằng có thể buồng lái bị giảm áp suất đột ngột, các phi công phải hạ độ cao xuống khu vực có không khí để thở. Hoặc cũng có thể là máy bay bị mất liên lạc và họ cố gắng tránh khỏi khu vực có quá nhiều tín hiệu liên lạc.