Món thời bao cấp ăn "cứu đói", nay thành đặc sản khoái khẩu người thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, 50.000 đồng/chục

H.A - Ngày 29/11/2024 16:30 PM (GMT+7)

Từng là món ăn của người nghèo, giờ đây bánh sắn được nâng tầm, thành đặc sản được người thành phố ưa chuộng những năm gần đây. 

Củ sắn từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, đặc biệt là vào những thời kỳ khó khăn. Trước đây, khi cơm gạo là thứ xa xỉ thì củ khoai củ sắn là món ăn cứu đói. Củ sắn có thể luộc, nấu độn với cơm, độn với khoai hoặc làm bánh sắn. 

Bánh sắn từng gắn với tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên ở các miền quê

Bánh sắn từng gắn với tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên ở các miền quê

Thời đó, món bánh sắn được các mẹ, các bà làm vô cùng đơn giản. Sắn hấp lên rồi nghiền nhỏ, cho thêm ít đường, ít đỗ là có món bánh sắn thơm ngon.

"Mình còn nhớ hôm nào trời mưa, hoặc nhà có cỗ, lễ Tết, các bà các mẹ mới làm bánh sắn. Những lúc như thế, chị em chúng tôi xúm vào, mỗi đứa giúp một tay. Rồi khi nồi bánh sắn hấp chín, khói bốc lên nghi ngút, mỗi đứa được chia một cái bánh sắn, vừa thổi ăn vừa tấm tắc khen ngon.

Hay thỉnh thoảng chán sắn luộc, mấy chị em tôi lại lấy sắn luộc mang ra giã nát rồi nặn thành những chiếc bánh dèn dẹt, cho lên chiếc chảo không mỡ, không dầu để rán ăn vừa bùi vừa thơm", bạn Hoàng (ở Phú Thọ) kể. 

Những năm gần đây, bánh sắn trở thành đặc sản nổi tiếng ở thành phố. Đặc biệt, vào những ngày đông giá rét, xe hàng rong bán bánh sắn xuất hiện nhiều ở trước cổng trường hay trên các tuyến phố. Chỉ với 1 chiếc xe đạp hoặc xe máy, để phía trên là chiếc tủ kính nhỏ, chứa hàng trăm chiếc bánh sắn cùng chiếc khay nhôm đựng than củi, hàng bánh sắn nướng lại trở nên có sức hút hơn bao giờ hết. Vị dẻo dai của sắn, vị thơm thơm của sữa vị ngậy ngậy của dừa vô cùng hấp dẫn. 

Với người thành phố, bánh sắn là món ăn vặt mới lạ, thơm ngon, phù hợp với những ngày đông. Còn với những người sinh ra và lớn lên ở các miền quê, ăn bánh sắn để họ nhớ về kỷ niệm của những ngày còn nghèo đói, ăn khoai sắn qua bữa. 

Món thời bao cấp ăn amp;#34;cứu đóiamp;#34;, nay thành đặc sản khoái khẩu người thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, 50.000 đồng/chục - 2

Vào những ngày đông, bánh sắn trở thành đặc sản ở thành phố

Vào những ngày đông, bánh sắn trở thành đặc sản ở thành phố

Quy trình làm bánh sắn cũng khá đơn giản. Sắn mua về rửa sạch phần vỏ bên ngoài, lột vỏ để đất không bị dính vào phần lõi bên trong rồi ngâm sắn với nước muối loãng khoảng 1 giờ đồng hồ để loại bỏ hết độc tố trong sắn. Đem sắn và đậu xanh đi hấp chín, khi nóng sẵn sẽ rất bở nên dễ nghiền nát. Sau đó, cho sắn, đậu xanh, đường, dừa nạo, nước cốt dừa vào một cái bát, đeo găng tay rồi nhào đều hỗn hợp cho tất cả hòa quyện. Bánh sắn nướng thơm lừng với vỏ bánh giòn giòn, bên trong mềm dẻo.

Bạn Hoàng nói thêm: "Hồi học đại học, ở trước cổng trưởng có vài xe bán bánh sắn. Mỗi buổi tối đói bụng, tôi và đám bạn thường đi mua vài cái về ăn cho đỡ thèm thuồng. 

Bây giờ có nồi chiên không dầu nên các loại bánh làm ở nhà khá đơn giản. Thỉnh thoảng mua được mẻ sắn vừa bở vừa ngọt, ngoài hấp hay nấu chè, mình vẫn làm bánh sắn cho các con ăn". 

Bánh sắn được bán trên chợ mạng với giá 50.000 đồng/chục

Bánh sắn được bán trên chợ mạng với giá 50.000 đồng/chục

Trên chợ mạng, bánh sắn được làm sẵn, đóng trong túi zip, cấp đông. Khách mua về chỉ cần rã đông rồi mang áp chảo hoặc quay lò nướng là có mẻ bánh nóng hổi. Theo khảo sát, bánh sắn có giá khoảng 40.000-50.000 đồng/chục, đây là giá bình dân, khá rẻ so với các loại bánh khác. Bánh sắn phù hợp để ăn sáng hoặc ăn bữa chiều. 

Đặc sản xưa không ai ăn, nay thành món khoái khẩu với người thành phố, vừa có hương vị lạ vừa bổ dưỡng, 500.000 đồng/kg
Các món từ thịt ngựa như thắng cố, nướng than hoa, xào, áp chảo... thành đặc sản nổi tiếng trong các nhà hàng ở Tây Bắc, được du khách gần xa ưa...

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương