Mong tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT không đưa ra những quyết sách "trên trời"

Ngày 13/04/2016 14:07 PM (GMT+7)

Để các chủ trương, quyết định... của Bộ không rơi vào tình trạng là những quyết sách “trên trời” rất cần sự tham vấn sâu rộng của dư luận xã hội, của các nhà giáo lão thành đã và đang trực tiếp giảng dạy từ mầm non đến phổ thông trên toàn quốc.

Tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nên đổi e kip làm việc

Những năm vừa qua, ngành giáo dục có rất nhiều quyết sách bất cập khiến các giáo viên, học sinh cùng dư luận lo lắng.

Nhân dịp Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng mới, ông Phùng Xuân Nhạ, PV Infonet có cuộc trao đổi với Ths. Trần Trung Hiếu - Giáo viên Sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An, người đã có những góp ý, chia sẻ thẳng thắn về nhiều vấn đề bức bối của ngành giáo dục. 

Ths. Trần Trung Hiếu cho hay, ông tán thành quan điểm của Bộ trưởng xem nhân tố con người quyết định sự thành bại và đổi mới “căn bản và toàn diện” trước hết phải tính đến nhân tố quyết định này.

Mong tân Bộ trưởng Bộ GDamp;ĐT không đưa ra những quyết sách quot;trên trờiquot; - 1

Ths. Trần Trung Hiếu trao đổi với PV Infonet.

Trong những ngày qua, Bộ GD&ĐT đón tân Bộ trưởng được báo giới và ngành giáo dục khá quan tâm. Điều đó nói lên hai điều: Thứ nhất, đây là ngành đã và đang bộc lộ nhiều sự bất ổn dù lãnh đạo Bộ đã có rất nhiều cố gắng triển khai Nghị quyết 29 của Đảng trong cuộc “đổi mới căn bản và toàn diện”. 

Thứ hai, đông đảo dư luận xã hội, phụ huynh học sinh và giới giáo đặt nhiều niềm tin và hy vọng vào tân Bộ trưởng.

Với góc độ là một giáo viên phổ thông luôn trăn trở và tận tụy với nghề, tôi xin được gửi tới tân Bộ trưởng vài dòng sẻ chia và những hy vọng. 

Chúng tôi muốn Bộ trưởng cần có một thái độ thật sự thẳng thắn, nghiêm túc để đánh giá lại những tồn tại căn bản của ngành GD&ĐT trong nhiều năm qua. Nắm rõ thực trạng và nguyên nhân của thực trạng, từ đó mới tìm ra những giải pháp căn cơ để từng bước vận hành trôi chảy cỗ máy khổng lồ của Bộ GD&ĐT.

Chúng tôi không quá bận tâm việc Bộ trưởng hứa gì mà rất quan tâm Bộ trưởng sẽ làm được gì. Muốn vậy, Bộ trưởng phải có một sự thay đổi về mặt nhân sự, dù sự thay đổi đó sẽ có sự “đụng chạm” về mặt quyền lợi cá nhân. Phải là những người có tâm, có tài, có trách nhiệm, dám nói, dám làm và quan trọng nhất là dám nhận trách nhiệm, chịu trách nhiệm.

Để các chủ trương, quyết định, chỉ thị của Bộ tránh rơi vào tình trạng là những quyết sách “trên trời” rất cần sự tham vấn sâu rộng của dư luận xã hội, của các nhà giáo lão thành, của các giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy từ mầm non đến phổ thông trên toàn quốc.

Chúng tôi mong muốn và chờ đợi Bộ trưởng sẽ thể hiện cái bản lĩnh của mình bằng việc công khai số điện thoại, địa chỉ email và trang mạng xã hội để xem đó là phương tiện, cộng cụ giúp Bộ trưởng gần dân hơn, nắm bắt sát sao và kịp thời hơn từ phía cơ sở và những người luôn nặng lòng với giáo dục. Chúng tôi cho rằng, sự tin tưởng cao và đồng thuận lớn của dư luận xã hội và giáo giới sẽ giúp ông tự tin tiếp nhận và xử lý thông tin hiệu quả trên vai trò một tư lệnh ngành.

Tránh bình mới nhưng rượu vẫn cũ

Thưa Bộ trưởng, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa thì công cuộc đổi mới “căn bản và toàn diện” là tất yếu và không thể đảo ngược. Việc tiếp thu những thành tựu giáo dục tiên tiến từ các nước phát triển là vô cùng cần thiết. 

Tuy nhiên, đổi mới không có nghĩa là phải bỏ quá nhiều tiền của, ngân sách của nhà nước cho hàng loạt cán bộ ra nước ngoài với lý do “học tập kinh nghiệm” để bê nguyên xi những cái xa lạ và khác biệt, không (hoặc chưa) phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước, của ngành giáo dục.

Đổi mới cũng không có nghĩa là rũ bỏ, phủ nhận tất cả những phương pháp truyền thống vẫn còn hiệu quả. Thực tiễn nhiều năm qua đã chứng minh rằng, xét trên một số góc độ thì chúng ta đã “đổi” nhưng lại không “mới” rồi lại rơi vào sự lúng túng và quay về cái cũ. Bình mới nhưng rượu vẫn cũ!

Mong tân Bộ trưởng Bộ GDamp;ĐT không đưa ra những quyết sách quot;trên trờiquot; - 2

"Điều nguy hại đã và đang thấy rõ là các môn khoa học xã hội bị xem thường bởi cái kiểu học “ứng thi” rất thực dụng của học sinh trong nhiều năm qua dẫn đến những kiến thức rất sơ đẳng rất mơ hồ về lịch sử, địa lý dân tộc”, Ths Trần Trung Hiếu tâm sự.

“Chủ trương “hai không” của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân vạch ra và thực hiện trong 10 năm qua, đến nay đã không còn tác dụng, thậm chí lại có sự bùng phát “bệnh thành tích trong giáo dục và thi cử”. 

Nhiều kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi chọn học sinh giỏi của học sinh; thi chọn giáo viên giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên đã mất đi nhiều tác dụng, thậm chí phản tác dụng, phản ánh không đúng thực chất của việc dạy học của cả thầy lẫn trò vì căn bệnh “nan y” này.

Có vẻ như chúng ta đang dạy học sinh cách học đối phó, thi cũng đối phó. Môn nào thi thì học, không thi thì không học dẫn đến phương thức kiểm tra, đánh giá. Điều nguy hại đã và đang thấy rõ là các môn khoa học xã hội bị xem thường bởi cái kiểu học “ứng thi” rất thực dụng của học sinh trong nhiều năm qua dẫn đến những kiến thức rất sơ đẳng, rất mơ hồ về lịch sử, địa lý dân tộc.

Điều quan trọng hơn, khi lớp trẻ bây giờ và học trò ngày nay đã có vẻ như hờ hững và đang dần đánh mất đi những giá trị văn hóa truyền thống nhưng lại đón nhận một cách ào ạt và thiếu sự chọn lọc văn hóa bên ngoài như một “trào lưu”, “mốt thời thượng”. Có lẽ đó cũng chỉ là một trong những hệ lụy của căn bệnh “thành tích” mà ngành giáo dục chưa có thuốc “đặc trị”. 

Chúng tôi chỉ dám hy vọng chứ không thể đặt quá kỳ vọng vào Bộ trưởng đối với việc “điều trị” căn bệnh này, vì nó đâu chỉ có trong ngành giáo dục. Có lẽ, đó là “lỗi hệ thống” của cả hệ thống mà chính Bộ trưởng cũng cảm nhận rất rõ về điều này.

Chúng tôi thiết nghĩ và một chút hy vọng, tân Bộ trưởng cùng với những cộng sự mới của mình sẽ biết lắng nghe và gắng thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng và cả chút hy vọng của chúng tôi để gắng làm những gì có thể, từng bước khắc phục những tồn tại, sự lúng túng  trong nhiều năm qua để từ đó tạo nên những sự chuyển biến tích cực. 

Thực tế trong những năm gần đây, niềm tin vào sự đổi mới và ổn định của ngành giáo dục đã phai nhạt đi rất nhiều để thay vào đó là tâm lý băn khoăn, lo lắng và cả sự hoài nghi của dư luận xã hội, của giáo giới.

Chúng tôi mong Bộ trưởng luôn xem học sinh, sinh viên phải được coi là đối tượng trung tâm của sự nghiệp đổi mới, xem giáo viên là những người đóng vai trò tiên phong, chất lượng của đầu ra sẽ là thước đo mức độ thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Chúng tôi chờ Bộ trưởng hiện thực hóa những lời hứa trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân và đợi những thành quả cụ thể từ những nỗ lực của Bộ trưởng đối với ngành GD&ĐT...

Theo Sông Mã
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h