Nam thanh niên ở Hà Nội làm gốm "xấu lạ" nhưng kiếm tới 30 triệu đồng/tháng, bất ngờ vì clip toàn triệu view

Tấn Phước - Ngày 10/12/2024 05:05 AM (GMT+7)

Nam thanh niên ở Hà Nội khiến nhiều người không khỏi trầm trồ vì sự sáng tạo của mình khi "thổi hồn" vào đất sét, tạo nên những món vật dụng gốm sứ "có 1 không 2".

Tác phẩm gốm “xấu lạ” nhưng hút triệu lượt xem

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề gốm qua nhiều thế hệ, anh Vũ Tuấn Long (26 tuổi, ngụ huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) đã có nước đi táo bạo khi sáng tạo những tác phẩm gốm “chẳng giống ai” nhưng lại thu hút sự tò mò, thích thú đối với cộng đồng. 

Được biết, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán, anh Long từng có khoảng thời gian bén duyên với sự nghiệp kinh doanh thời trang. Song, do kinh tế bị chững lại, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, anh Long quyết định quay về phụ giúp gia đình, kinh doanh các mặt hàng gốm do gia đình sản xuất. 

Khi biết được con trai muốn quay trở lại, phát triển sự nghiệp làm gốm của gia đình, phụ huynh của anh Long cảm thấy rất vui và hứng khởi. Tuy nhiên, quyết định đầy sự sáng tạo, táo bạo khiến ba mẹ của anh không khỏi bất ngờ.

Khi biết được con trai muốn quay trở lại, phát triển sự nghiệp làm gốm của gia đình, phụ huynh của anh Long cảm thấy rất vui và hứng khởi. Tuy nhiên, quyết định đầy sự sáng tạo, táo bạo khiến ba mẹ của anh không khỏi bất ngờ.

Ban đầu, tưởng chừng chỉ áp dụng kiến thức ở lĩnh vực kinh tế, phụ ba mẹ kinh doanh, quản lý cửa hàng và tìm cách thúc đẩy tình hình sản xuất của xưởng gốm. Thế nhưng, sau thời gian dài theo chân ba mẹ học hỏi về cách tạo ra những món đồ dùng bằng đất sét, anh Long đã bắt đầu thích thú, nghiêm túc tìm hiểu về công việc này. 

“Từ đầu, bản thân mình không hứng thú với công việc làm gốm vì công việc vất vả, lấm lem bùn đất. Thế nhưng, khi bắt đầu ngồi xuống thử tự tay nhào đất, nặn đất thì cảm thấy lĩnh vực này khá hay ho và sáng tạo nên quyết định mày mò, học hỏi từ ba mẹ, những nghệ nhân lành nghề” - anh Long tâm sự về cơ duyên gắn với công việc nặn các món đồ dùng bằng gốm với hình thù đặc biệt. 

Nói về quá trình thực hiện các món đồ dùng bằng đất sét, anh Long tâm sự: “Đầu tiên, khi bắt tay vào thực hiện thì mình sẽ bắt đầu lên ý tưởng, nặn tạo hình bằng đất sét. Do nguyên liệu này có tính chất ẩm, nên phải đem tác phẩm đi sấy khô. Sau đó, mình sẽ pha màu và giúp tác phẩm khoác màu áo mới. Cuối cùng sẽ phun hoặc nhúng men tuỳ vào kích cỡ sản phẩm và nung nó trong lò với nhiệt độ hơn 1000 độ C”. 

Trong quá trình thực hiện, khó nhất là khâu nặn và tạo hình, “thổi hồn” vào tác phẩm, biến cục đất sét vô hồn trở thành món đồ dùng có hình thù đặc biệt. Tuy công đoạn này khó nhằn nhưng mang đến sự thú vị vì anh Long được thoải mái sáng tạo, tự do phác hoạ những ý tưởng trong đầu. 

“Liên tục lên ý tưởng, nhào nặn đất sét theo các mẫu mã mà khách hàng đặt trước đôi khi cũng xảy ra tình trạng căng thẳng. Nếu những sản phẩm công nghiệp họ có khuôn đúc sẵn, sản xuất số lượng lớn thì lại dễ. Còn đa phần khách của mình chỉ đặt theo sở thích, đặt nhiều loại vật dụng khác nhau như ly, dĩa, gạt tàn thuốc, mô hình trang trí… nên mình gặp một số cản trở trong quá trình sáng tạo. Có thời điểm phải tạm dừng nhận đơn đặt hàng vì mình không đủ sức để thực hiện” - anh Long bộc bạch về khó khăn của công việc này. 

Đôi khi chỉ cần sơ suất trong quá trình nung hay tô màu cũng có thể khiến các tác phẩm hư hỏng.

Đôi khi chỉ cần sơ suất trong quá trình nung hay tô màu cũng có thể khiến các tác phẩm hư hỏng.

Thu nhập khủng nhờ những điều không tưởng

Sau khi đoạn video quay lại quá trình thực hiện tác phẩm khác thường mà anh Long hài hước đặt tên cho nó là “gớm sứ” được đăng tải trên mạng xã hội và thu về hàng triệu lượt xem. Nhiều người sẵn sàng chi tiền để đặt mua những tác phẩm độc đáo do chính tay anh Long nắn nót.

Sở dĩ, "gớm sứ" lại mang hình thù kỳ lạ vì kỹ năng của người thợ này lại không quá giỏi. “Mình muốn chuyển thể các nhân vật hoạt hình thành sản phẩm gốm. Thế nhưng, hoa tay và sức sáng tạo có hạn, càng làm càng thấy không giống. Thế nhưng, tác phẩm của mình vô tình mang được sự hài hước, vô tri nên bắt đầu thu hút được sự chú ý và tạo được dấu ấn riêng" - anh Long chia sẻ.

Để kịp số lượng đơn hàng, có những ngày anh Long thức trắng nguyên đêm để nặn đất, nung gốm.

Để kịp số lượng đơn hàng, có những ngày anh Long thức trắng nguyên đêm để nặn đất, nung gốm.

Thừa nhận tác phẩm của mình “xấu” nhưng điểm đặc biệt này lại trở thành dấu ấn riêng của anh Long giữa vô vàn sản phẩm gốm sứ đẹp mắt, tinh xảo khác.

Nói về cảm xúc của phụ huynh khi chứng kiến các tác phẩm gốm sứ “chẳng giống ai”, anh Long hài hước kể: “Ba mẹ cũng ngạc nhiên về quá trình thực hiện các tác phẩm của mình. Ban đầu, ba mẹ chắc nghĩ là con trai nặn đất chơi thôi. Sau đó, khi thấy mình tạo được dấu ấn nhất định, được nhiều đơn đặt hàng nên ba mẹ bắt đầu chú ý và hỗ trợ nhiều hơn. Ba mẹ còn nhờ những thợ làm gốm chuyên nghiệp qua phụ giúp, ưu tiên đẩy tiến độ sản xuất gốm độc lạ của mình”.

Các sản phẩm của anh Long được khách hàng ưa thích nhờ thiết kế độc đáo, khác lạ và độ khan hiếm nhất định. Những khách hàng trẻ tuổi đến tìm mua đều là người thích hàng thủ công được làm với số lượng ít, thể hiện được cá tính riêng.

Các sản phẩm của anh Long được khách hàng ưa thích nhờ thiết kế độc đáo, khác lạ và độ khan hiếm nhất định. Những khách hàng trẻ tuổi đến tìm mua đều là người thích hàng thủ công được làm với số lượng ít, thể hiện được cá tính riêng.

Trên những đoạn video của anh Long đăng tải, nhiều người hài hước để lại bình luận: "Sợ anh phá luôn gia tộc làm gốm truyền thống của gia đình". Song, nhờ sự độc đáo trong mỗi tác phẩm mà tình hình kinh doanh của anh Long nhận được nhiều tín hiệu tích cực. Hiện nay, anh có mức thu nhập trung bình từ 30-50 triệu đồng/tháng.

“Theo ước tính của mình, tiệm gốm sẽ nhận được khoảng 10 - 20 đơn/ngày, số sản phẩm làm ra khoảng 200 món/tháng, cả nhỏ lẫn lớn. Có nhiều đơn mình phải từ chối vì làm thủ công sẽ tốn thời gian, sợ khách phải đợi lâu” - chủ tiệm “gớm sứ” cho biết. 

Dù sản phẩm thủ công nhưng mức giá thành khá hợp lý khi dao động từ 100.000 - 200.000 đồng, tuỳ theo kích cỡ và độ cầu kỳ của tác phẩm. 

Tuy “gớm sứ” đang trên đà phát triển nhưng trong tương lai, anh Long xác định sẽ cố gắng phát triển xưởng gốm của gia đình, đưa định hướng rõ ràng để đẩy mạnh quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, anh muốn thông qua những việc làm của mình, góp phần giữ giá trị văn hoá truyền thống và tạo nên điểm sáng tạo ở làng nghề làm gốm Bát Tràng - nơi anh sinh ra và lớn lên. 

Gặp cụ ông 40 năm bán chữ ở Sài Gòn, một tay nuôi sống gia đình, khách Tây vượt nghìn cây số đến chiêm ngưỡng
Chớp mắt đã hơn 40 năm theo đuổi công việc khắc chữ lên thân bút, tranh vẽ, đồ gốm sứ, ông Dũng không đếm xuể số lượng tác phẩm của mình. Không chỉ...

Chuyện Sài Gòn

Theo Tấn Phước
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện nghề