Ngành nghề HOT mới “du nhập” vào Việt Nam, mức lương hấp dẫn, triển vọng trong vài năm tới mà không trường nào đào tạo

HÀ ANH - Ngày 24/10/2022 06:30 AM (GMT+7)

Dù ngành nghề này đã rất hot nhiều năm gần đây nhưng vẫn chưa nhiều người hiểu biết cụ thể tính chất công việc, mức lương và tấm bằng nào phù hợp với nó.

M&A được viết tắt từ hai từ tiếng Anh là Merger (Sáp nhập) và Acquisition (Mua lại). Đây là hoạt động thu mua hoặc sáp nhập giữa hai hay nhiều doanh nghiệp khác nhau nhằm mục đích nắm giữ quyền kiểm soát, sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó và mở rộng thị phần cũng như quy mô của doanh nghiệp hiện tại để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn, giảm các chi phí phát sinh, tận dụng các công nghệ được chuyển giao... Hai doanh nghiệp sáp nhập và liên kết với nhau vì lợi ích chung, đôi bên cùng có lợi.

Ngành Mamp;A là một ngành khá mới tại Việt Nam.

Ngành M&A là một ngành khá mới tại Việt Nam.

Thống kê trong 20 năm qua cho thấy, Việt Nam có hơn 4 nghìn thương vụ M&A với giá trị đạt gần 50 tỷ USD, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về giá trị M&A. Việt Nam được đánh giá là quốc gia năng động trong hoạt động M&A khi thu hút được dòng vốn ngoại và nhà đầu tư ngoại tham gia vào thị trường. Kể từ thời điểm hội nhập kinh tế, các thương vụ M&A được biết đến rất phổ biến, có thể kể đến như ThaiBev và Sabeco, Central Group – Big C, Sumitomo Mitsui (SMBC) mua 49% vốn FE Credit… 

Trong tương lai, ngành nghề này được kỳ vọng tiếp tục phát triển. Dự báo giá trị M&A tại Việt nam có thể đạt được mốc 7 tỷ USD vào cuối năm, trong đó, lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, công nghiệp, nông nghiệp... vẫn sẽ là tâm điểm thu hút M&A trong giai đoạn sắp tới. Và như một phần tất yếu của thị trường lao động, nhóm ngành nghề tư vấn M&A hay môi giới M&A đã ra đời. 

Ngành nghề HOT mới “du nhập” vào Việt Nam, mức lương hấp dẫn, triển vọng trong vài năm tới mà không trường nào đào tạo - 2

Ngành tư vấn M&A giúp các khách hàng nắm rõ được những kiến thức cần thiết giúp hoạt động M&A diễn ra thành công. Người tư vấn sẽ đưa ra báo cáo tổng quát, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về phân khúc khách hàng, thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu… đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư. Họ xem xét triển vọng của ngành dựa trên tốc độ tăng trưởng, đối thủ cạnh tranh và thị phần, đồng thời đánh giá các công ty dựa trên báo cáo tài chính của họ. Từ đó giúp các nhà đầu tư quyết định cuối cùng về việc mua bán và sáp nhập.

Trong khi đó, một môi giới M&A có nhiệm vụ là làm phong phú thêm mối quan hệ của khách hàng và nhân viên với công ty sau khi sáp nhập hoặc mua lại. Họ tham gia vào toàn bộ quá trình chuyển giao giữa hai doanh nghiệp và xác định các công ty mục tiêu, kiểm tra các giao dịch (giá cả, định hướng, chính sách và văn hóa của công ty mục tiêu), tiến hành đánh giá mục tiêu, thực hiện định giá và thẩm định, đồng thời hoàn thành việc tích hợp hai đơn vị. 

Chuyên viên Mamp;A cần có kiến thức tài chính, luật pháp.

Chuyên viên M&A cần có kiến thức tài chính, luật pháp.

Hiện tại, nhóm ngành M&A đang rất khát nhân lực trên thị trường do “cung không đủ cầu”. Chính vì vậy, mức lương của tư vấn viên M&A và môi giới M&A đều thuộc vào dạng “khủng". Mức lương trung bình đối với các M&A cấp độ đầu vào từ $67.000 đến $92.000 trên thế giới. Mức lương này có thể thay đổi, tùy thuộc vào công ty và vị trí, trong khoảng từ $55,000 đến $102,000. Theo Investopedia.com, tiền thưởng là một phần không thể thiếu của M&A, có thể nằm trong khoảng 7% đối với người mới và 14% đối với người có kinh nghiệm.

Tại Việt Nam, hiện tại các công ty lớn thường xuyên tuyển dụng ứng viên đáp ứng yêu cầu cho phòng ban/ bộ phận M&A của doanh nghiệp mình. Lướt qua các trang tuyển dụng, có thể thấy các tập đoàn lớn như Futa Group, Novaland… đều đang tuyển dụng các vị trí chuyên viên M&A, nhằm thực hiện các thủ tục thành lập, điều chỉnh/thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo hợp đồng, phụ trách các vấn đề pháp lý liên quan. Với yêu cầu chuyên môn cao và khối lượng công việc khá nhiều, mức lương được đề xuất của các nhóm ngành này rơi vào 13.000.000 - 15.000.000 đồng, chưa bao gồm hoa hồng hoặc trợ cấp.

Để trở thành một chuyên viên M&A, nhà môi giới M&A hay tư vấn viên M&A, bạn cần có nền tảng kiến thức liên quan tới pháp lý, quản trị kinh doanh và kiến thức về kỹ thuật định giá. Đồng thời, người làm ngành M&A cũng không ngừng cập nhật về bối cảnh kinh doanh toàn cầu vì nhóm ngành này không chỉ giới hạn ở đấu trường trong nước mà còn diễn ra xuyên biên giới những năm gần đây. 

Hiện tại, chưa có trường đại học nào tại Việt Nam có ngành học M&A, tuy nhiên có rất nhiều khóa học đào tạo nghiệp vụ M&A tại các tổ chức, doanh nghiệp giáo dục. Ngoài ra, chuyên viên M&A cần là người có nền tảng kiến thức pháp lý, nên các sinh viên luật kinh doanh, luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật dân sự… đều có thể đảm nhiệm vị trí này. Ngoài ra, sinh viên các ngành quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, ngoại thương… có thể thể hiện tốt ở vị trí M&A. Tại nước ngoài, M&A được chấp nhận bởi 3 cấp độ CFA (phân tích tài chính doanh nghiệp) hoặc bằng MBA (thạc sĩ kinh tế).

Ngành nghề HOT tại Việt Nam: Mức lương khủng nhưng thiếu nhân lực, triển vọng trong chục năm tới
Cuộc cách mạng 4.0 dẫn tới những thay đổi rất lớn trong cơ cấu việc làm của lĩnh vực logistics, đòi hỏi nhân lực trong ngành này với số lượng lớn...

Giáo dục

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngành học hot