Nghề lạ ở Việt Nam: Loài đáng sợ trở thành đặc sản, tưởng bắt cho vui không ngờ kiếm cả triệu đồng “dễ như chơi”

Minh Khuê - Ngày 13/08/2022 12:04 PM (GMT+7)

Thực tế bọ cạp núi rất lành, khi cắn chỉ sưng vù ít hôm rồi thôi. Chính vì vậy mà có nhiều người không quản nguy hiểm, lên rẫy “săn lùng” loài động vật này.

Săn bọ cạp núi là công việc tay trái của anh Huỳnh Chí Hiếu (Gò Dầu, Tây Ninh) nhiều năm nay. Nhà anh Hiếu có rẫy trồng cafe và điều rộng hơn 10ha, đất đỏ thường là nơi sinh sống của đàn bọ cạp núi. Trước đó, anh nông dân đất Tây Ninh này chỉ đi bắt bọ cạp núi “cho vui”, thi thoảng về làm vài món đồ nhắm rượu nhưng kể từ khi các thương lái đến tận nơi thu mua loài động vật thân đen này với mức giá cao, anh Hiếu mới thật sự xem đây là một “công việc” kiếm ra tiền.

Cụ thể, bọ cạp núi to gấp 4 - 5 lần so với bọ cạp thông thường, toàn thân màu đen bóng, 2 càng to vừa là công cụ di chuyển, vừa là công cụ để bọ cạp núi tự vệ và cắt nhỏ đồ ăn. Thức ăn của bọ cạp là ốc nhỏ, con cuốn chiếu, giun,... Bọ cạp núi thường sống ở dưới các tảng đá lớn, trong hang ổ hoặc trong các trụ đất, xuất hiện nhiều ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Loài đáng sợ trở thành đặc sản, tưởng bắt cho vui không ngờ kiếm cả triệu đồng “dễ như chơi” - 1

Bọ cạp núi to gấp 4 - 5 lần so với bọ cạp thông thường, toàn thân màu đen bóng, 2 càng to vừa là công cụ di chuyển, vừa là công cụ để bọ cạp núi tự vệ

Bọ cạp núi to gấp 4 - 5 lần so với bọ cạp thông thường, toàn thân màu đen bóng, 2 càng to vừa là công cụ di chuyển, vừa là công cụ để bọ cạp núi tự vệ

Trông những con bọ cạp có vẻ khá hung dữ, nhưng thực tế chúng không hề có độc nên khi cắn chỉ bị sưng ở phần vết cắn vài ngày sẽ hết. Thậm chí những người thường xuyên bị bọ cạp cắn như anh Hiếu, do đã “miễn dịch” nên chỉ tê tay tầm 10 phút là sẽ khỏi, chứ không bị đau lâu hay sốt như người bình thường. Tuy vậy, anh Hiếu cho biết kể từ khi áp dụng “tuyệt chiêu” săn bọ cạp bằng kiến, không cần phải đào hang, lật từng tảng đá vất vả như xưa thì gần như không còn bị con vật này cắn nữa. 

Loại kiến được dùng để săn bọ cạp là loại kiến bù nhọt, thường sống ở các lô cao su. Chúng có bản tính hung hăng, sức chiến đấu cao và rất độc. Loại kiến này anh Hiếu mua của thợ ở vườn cao su đi bắt, giá khoảng 120.000 đồng/kg. Tiếp theo, anh chuẩn bị một que tre nhỏ gắn lông gà để kiến bám vào, sau đó đưa vào tổ của bọ cạp núi. Chỉ trong khoảng 10 -15 giây, bọ cạp núi bị kiến bù nhọt cắn đau quá phải nhanh chóng chạy ra bên ngoài. Lúc này anh Hiếu chuẩn bị sẵn một chiếc kẹp để bắt bọ cạp bỏ vào xô.

Nghề lạ ở Việt Nam: Loài đáng sợ trở thành đặc sản, tưởng bắt cho vui không ngờ kiếm cả triệu đồng “dễ như chơi” - 3

Dụng cụ bắt bọ cạp núi.

Dụng cụ bắt bọ cạp núi.

Cứ thế, một buổi đi bắt bọ cạp núi từ 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều, anh Hiếu len lỏi hết vườn điều này sang đến vườn cà phê khác cũng bắt được gần 100 con bọ cạp to khỏe, ước tính nặng từ 2-3kg, thậm chí có ngày còn bắt được 7kg. Vừa cột chặt bao tải đựng “thành phẩm” bọ cạp núi của mình, anh Hiếu vừa chia sẻ: “Những ngày đầu đi bắt bọ cạp, có hôm chỉ bắt được vài con đến vài chục con, tôi không dám bắt bằng tay không mà dùng que gắp, đã vậy nhiều lần sơ suất bị bọ cạp cắn đến sưng phồng tay. Nay thì mình quen rồi, bắt về một phần bán cho thương lái, phần còn lại giữ làm mồi nhậu gọi anh em đến làm vài ly”. 

Theo anh Hiếu, giá bò cạp thương lái thu mua dao động từ 150 - 170 nghìn đồng/kg. Có thời điểm giá bọ cạp lên đến 200- 300 nghìn đồng/kg, trừ đi chi phí mua kiến bù nhọt khoảng 5 lạng/ngày (12 nghìn đồng/lạng), người đi săn bò cạp có thể kiếm được từ 300 – 400 nghìn đồng/ngày, thậm chí là cả triệu đồng nếu hôm nào may mắn. Nghề bắt bọ cạp là nghề phụ nhưng mang lại nguồn thu nhập không hề nhỏ cho người dân trong những lúc nhàn rỗi như anh Hiếu và nhiều bà con tại Tây Ninh.

Thành quả của anh Hiếu sau một buổi đi bắt bọ cạp núi.

Thành quả của anh Hiếu sau một buổi đi bắt bọ cạp núi.

Cũng đã “săn” bọ cạp núi được hơn hai năm nay, vợ chồng chị Lưu Thị Loan (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) lại xem công việc này như một “nghề chính” nên nghỉ việc vườn rẫy để đi bắt bọ cạp chuyên nghiệp quanh năm, thậm chí chị Loan còn được mệnh danh là “thợ săn” bọ cạp tại địa phương. 

Vào mùa bọ cạp sinh sản (thường là tháng 8 - 10 hằng năm), 2 con đực và con cái sẽ ghép cặp và làm tổ. Lúc này vợ chồng chị Loan lại tranh thủ đi lùng sục để bắt loài động vật có nguồn gốc tự nhiên này. Có ngày “trúng mánh” bắt được nhiều, vợ chồng chị kiếm được vài triệu đồng, “chiến lợi phẩm” và chục kg bò cạp núi tầm 3000 - 7000 con. Thế nhưng cũng chỉ đủ để bán cho thương lái, không có dư bán cho khách vãng lai.

Bà con thu mua bọ cạp núi.

Bà con thu mua bọ cạp núi.

Chị Loan cho biết, bọ cạp núi được bắt về để nuôi làm cảnh, chế biến các món nhậu (bọ cạp chiên giòn, rang muối, xào sả ớt, chiên bơ…), ngâm rượu làm thuốc, làm thức ăn cho chim, làm mồi câu cá... rất đa dạng nên nhu cầu rất nhiều. Thậm chí, bọ cạp núi còn được bán cho thị trường TP.HCM, Hà Nội và cả Trung Quốc. 

Thế nhưng do là loài động vật tự nhiên nên chỉ khi có khách ở các tỉnh Bình Phước, Vũng Tàu, TP.HCM gọi điện đặt hàng, anh chị mới lặn lội vào các rẫy cà phê, điều trong vùng hay ở các xã lân cận để bắt vì nếu để lâu bọ cạp núi sẽ gầy, thậm chí chết. Ngoài ra, vợ chồng chị Loan cũng tránh khai thác theo kiểu “tận diệt”, chỉ bắt những con to, những con có “bầu” anh chị đều không bắt. Vì vậy, có những vùng sau khi anh chị bắt chừng vài tháng quay lại thì bọ cạp vẫn còn rất nhiều.

Nghề lạ ở Việt Nam: Loài đặc sản lạ nhìn xấu hoắc nhưng ăn là mê, vào rừng săn một buổi kiếm nửa triệu đồng
Chôm chôm (hay dế rừng) là loài côn trùng đặc sản của Tây Bắc, không chỉ là món ăn ngon của bà con đồng bào dân tộc mà còn giúp những người đi bắt chôm chôm kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Tin tức 24h

Minh Khuê
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h