Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài cá lạ trong ao hồ bỏ hoang, 5 tháng lãi hàng trăm triệu, bán làm đặc sản đắt khách

HÀ ANH - Ngày 12/10/2022 16:20 PM (GMT+7)

Cá dìa nuôi trong ao tôm kém hiệu quả ở Huế với trọng lượng sau 5 tháng nuôi, nông dân lãi hàng trăm triệu/vụ.

Với dân sành ăn, ít ai là không biết đến cá dìa - hay còn gọi là cá nâu. Đây là loài cá thuộc chi duy nhất của họ cá dìa thuộc bộ Cá vược, sinh sống ở vùng nước mặn hay vùng cửa sông nơi có vùng nước mặn ngọt giao thoa. Đặc biệt, loại cá này di cư và sống theo bầy đàn. Cá cái đẻ ở vùng nước lợ, khi cá còn nhỏ chúng sống chủ yếu ở vùng đầm phá cửa sông, đến khi trưởng thành, cá dìa bơi ra biển và tìm các ghềnh đá, bãi san hô, quanh bờ đá của hải đảo để sinh sống. 

Cá dìa trưởng thành bơi ra biển và tìm các ghềnh đá, bãi san hô, quanh bờ đá của hải đảo để sinh sống.

Cá dìa trưởng thành bơi ra biển và tìm các ghềnh đá, bãi san hô, quanh bờ đá của hải đảo để sinh sống. 

Trước đây, từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm là thời điểm ngư dân đi đánh bắt cá dìa, bởi lúc này thịt cá săn chắc, ngọt, béo, thơm và xương ít. Những chú cá dìa da trơn nặng khoảng 400-500 gram sau khi bắt về được bán với giá đắt đỏ. Suốt những tháng ngày bám biển đi đánh bắt cá dìa, lão ngư Nguyễn Văn Hưng - xã Phú Diên (Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tìm ra cơ hội làm ăn lớn.

Nhà ông Hưng trước đây là chủ yếu tập trung nuôi tôm, nhưng do phát triển tự phát, không theo quy hoạch, không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật của đối tượng nuôi này đã kéo theo sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Lão nông quyết định thử nghiệm mô hình nuôi cá dìa sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein cao. 

Ban đầu, ông Hưng khó khăn trong việc tìm mua cá giống và thức ăn, đồng thời chưa nắm chắc kỹ thuật nuôi cá dìa nên những lứa cá đầu tiên không thành công. Không nản chí, ông thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật học tập trên mạng, đầu tư cải tạo tốt ao đầm, giữ được mức nước trong ao theo yêu cầu kỹ thuật, con giống phải được mua ở những cơ sở có uy tín. Trong quá trình nuôi cũng quản lý chặt chẽ môi trường ao nuôi và lượng thức ăn cho cá, thường xuyên theo dõi những chuyển biến thời tiết để có phương án chăm sóc hiệu quả. 

Ông Hưng kéo hàng tấn cá dìa mỗi năm, thu lợi nhuận khủng

Ông Hưng kéo hàng tấn cá dìa mỗi năm, thu lợi nhuận "khủng"

Lứa xuất bán tiếp theo, lão ngư thắng lớn, cá dìa đã được bán đi nhiều nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng… và cả thị trường nước ngoài. Ngoài kinh doanh qua các thương lái, ông Kiệt còn cùng con trai lập trang web để bán hàng qua mạng. Với giá bán 160.000 đồng/kg, sau 5 tháng nuôi có thể thu lãi 160 triệu đồng/ha/vụ. Có năm ông thu lời từ cá dĩa đến 1,2 tỷ đồng. “Thừa thắng xông lên", ông Hưng mở rộng hệ thống trang trại của mình để nuôi cá dìa cung cấp cho thương lái.

Không chỉ có ông Hưng tại Huế, ở Quảng Ngãi cũng có 2 nông dân mạnh dạn chuyển đổi mô hình nuôi truyền thống sang nuôi cá dìa và thành công vang dội. Đó là ông Nguyễn Hối - một người nắm vững kỹ thuật nuôi cá dìa ở vùng đất này, trong khi đó ông Nguyễn Xuân Cảm lại có hơn 7ha ao hồ nuôi thuỷ sản bỏ trống. Lúc bấy giờ, hai ông nông dân bắt tay nhau để cải tạo hồ nuôi, xây dựng hệ thống xử lý, tiêu thoát nước thải độc lập cùng hệ thống điện, đường và thiết bị máy móc. Hai ông còn xây dựng thêm hồ nuôi ươm cá dìa giống riêng biệt, khi đủ kích thước thì thả vào hồ nuôi chính.

Nhờ nắm vững kỹ thuật, 30 vạn cá dìa trong 7ha ao hồ của ông Cảm và ông Hối lớn nhanh, tỷ lệ cá dìa sống đạt trên 85%, trọng lượng thu hoạch trung bình 160-200 g/con. Xuất bán lứa đầu tiên, hai ông thu về doanh thu gần 2,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, 2 ông lãi gần 1,1 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức lương 7 triệu đồng/tháng. 

Mô hình nuôi cá dìa của ông Cảm và ông Hối.

Mô hình nuôi cá dìa của ông Cảm và ông Hối.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá dìa, ông Hối cho biết mức lợi nhuận của cá dìa không bằng các loại thuỷ sản khác nhưng số vốn đầu tư ít, môi trường nuôi phù hợp và ổn định hơn. Khi nuôi có phối hợp thức ăn tự nhiên nên giảm được lượng thức ăn công nghiệp và chi phí nuôi. Quá trình nuôi hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa chất xử lý môi trường, chỉ sử dụng vi sinh hướng an toàn thực phẩm nên chất lượng thịt cá ngon, giá cả thị trường được đảm bảo ở mức cao. 

“Nuôi cá dìa sử dụng thức ăn công nghiệp hàm lượng đạm cao nên môi trường nước dễ bị ô nhiễm và nắng hạn làm hao hụt lượng nước trong ao nên hộ nuôi cần định kỳ thay nước thường xuyên… Vừa có thể mang lại giá trị kinh tế, vừa tác động rất tích cực đến môi trường ao nuôi, duy trì tính ổn định của vùng nuôi”, ông Hối cho hay.

Bên cạnh nuôi cá mang lại thu nhập cao cho gia đình, ông Cảm và ông Hối cũng rất nhiệt tình chuyển giao kỹ thuật. Đã có nhiều người ở khắp nơi đến học hỏi mô hình nuôi cá dìa của hai ông, phát triển hồ nuôi và bước đầu cho thu nhập khoảng 3 - 5 triệu đồng/tháng. Ông Hối cho biết ngoài việc cung cấp cá dìa thương phẩm, ông còn hỗ trợ nông dân có ý định nuôi cá dìa cá giống, cung cấp cá giống, nguồn thức ăn cho cá đối với bà con muốn nuôi loài cá này. “Dù không giàu ngay, nhưng tôi đảm bảo nuôi cá dìa bà con có thể thoát nghèo, ổn định cuộc sống”, ông Cảm bộc bạch.

Ngành học HOT mới xuất hiện trong danh mục đào tạo đại học: Triển vọng trong tương lai với mức lương khủng
Sau khi ra trường, sinh viên ngành công nghệ tài chính có thể làm việc tại các công ty chuyên về Fintech, công ty công nghệ, các bộ phận quản lý hệ thống thông tin, quản trị phân tích dữ liệu, quản trị và phân tích rủi ro, quản lý dự án công nghệ tại các định chế tài chính...

Giáo dục

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h