Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài nhìn "sợ khiếp vía", cho ăn thứ rẻ tiền, nông dân nghèo trở thành tỷ phú

HÀ ANH - Ngày 04/08/2022 14:40 PM (GMT+7)

Hơn 15 năm làm nghề nuôi trăn, đã có lúc anh Huỳnh Văn Minh lao đao vì chưa nắm vững kỹ thuật, trăn rớt giá. Giờ đây anh đã có thu nhập khủng lên đến hàng tỷ đồng nhờ vào trang trại nuôi trăn.

Anh Huỳnh Văn Minh (37 tuổi, ở Huế) bắt đầu tìm hiểu về trăn từ năm 2008, khi cơ quan Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp thế giới (gọi tắt là CITES) kiểm tra và chứng minh được trăn đất của Việt Nam có nguồn gốc từ gây nuôi và cho phép xuất nhập khẩu loài động vật này dưới dạng thương phẩm. Ở nước ta có 2 loại trăn được nuôi nhiều nhất là trăn đất (hay còn gọi là trăn mốc, trăn đen) và trăn gấm (trăn mắt võng, trăn vàng). 

Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài nhìn amp;#34;sợ khiếp víaamp;#34;, cho ăn thứ rẻ tiền, nông dân nghèo trở thành tỷ phú - 1

Ở nước ta có 2 loại trăn được nuôi nhiều nhất là trăn đất và trăn vàng

Ở nước ta có 2 loại trăn được nuôi nhiều nhất là trăn đất và trăn vàng

“Con vật này đến với mình như một cái duyên. Nó giúp mình trả nợ nần, thoát khỏi cảnh nghèo khổ và giờ thành nguồn thu nhập chính nuôi sống cả gia đình”, anh Minh nhớ lại. Sinh ra tại làng quê nghèo, anh Minh đã nghĩ ra rất nhiều kế để kinh doanh, trồng trọt chăn nuôi nhưng dường như may mắn không đến với anh khi mọi kế hoạch đều thất bại. 

Mãi cho đến năm 2008, anh mua một đôi trăn trưởng thành (70-80 kg/con) để nuôi chơi giải trí với giá 600.000 đồng. Thời điểm đó, thị trường mua bán trăn cực kỳ hot ở miền Tây sau khi được phép xuất nhập khẩu sang nước ngoài. Nhận thấy đây là một loài động vật vô cùng dễ nuôi, có thể nhịn ăn thời gian rất dài lên đến 4-5 tháng, là động vật hoang dã nên ít bệnh, không cần chăm sóc nhiều và sinh sản rất tốt. Anh Minh mạnh dạn xây dựng chuồng trại, bắt đầu mua con giống về nuôi nhiều hơn.

Chia sẻ về quá trình nuôi trăn, anh cho biết những ngày đầu anh gặp khá nhiều khó khăn. "Vì không hiểu tập tính của chúng nên mình bị chúng cắn vài lần xước da. Nhìn chúng đáng sợ vậy thôi chứ trăn hiền khô, lại không có nọc độc như rắn nên dù bị cắn xước da cũng không nguy hiểm”, anh Minh nhớ lại. Tuy vậy, cần làm hệ thống chuồng trại nuôi trăn kín 4 lớp, khóa chặt cửa và tránh để trẻ em tiếp xúc gần để đảm bảo an toàn.

Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài nhìn amp;#34;sợ khiếp víaamp;#34;, cho ăn thứ rẻ tiền, nông dân nghèo trở thành tỷ phú - 3

Chuồng nuôi trăn cần kín 4 lớp, khóa chặt cửa và tránh để trẻ em tiếp xúc gần để đảm bảo an toàn.

Chuồng nuôi trăn cần kín 4 lớp, khóa chặt cửa và tránh để trẻ em tiếp xúc gần để đảm bảo an toàn.

“Cứ tầm 15 ngày mình mới cho trăn ăn một bữa, thức ăn của trăn dễ kiếm mà giá cả cũng không quá đắt đỏ như bì lợn, nếu có điều kiện thì cho chúng ăn thịt gà, vịt, chuột đồng để lớn nhanh”. Đối với một con trăn trưởng thành có trọng lượng từ 5 - 6kg, mỗi lần chúng tiêu thụ khoảng 1kg thức ăn, từ 5 - 60 kg sẽ tiêu thụ gấp đôi. Để tiết kiệm chi phí, anh Minh còn liên kết với các trang trại gà, vịt gần nhà để chủ động nguồn thức ăn cho bầy trăn.

Tính đến nay, số trăn trong trang trại nhà anh Minh cũng đã lên tới 200 con trăn lớn nhỏ. Những con trăn này mỗi năm sinh sản từ 400 đến 500 con trăn con. Trăn cái thường đẻ trứng vào tháng 2 tháng 3 hàng năm, thời gian ấp từ 2 đến 2,5 tháng bắt đầu trứng nở. Nuôi trăn chỉ vài tháng là đã đạt đến trọng lượng 5-6kg, có thể xuất bán trăn giống. Với những con trăn thương phẩm, thời gian nuôi từ lúc nở đến khi xuất chuồng sẽ rơi vào tầm 8 tháng - 1 năm.

So với thời kì đỉnh cao năm 2015, hiện nay giá trăn đã có phần giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao. Trăn giống sẽ có giá dao động từ 140.000 - 200.000 đồng/con. Với trăn đất loại 40kg/con trở lên có giá bán khoảng 220.000 - 230.000 đồng/kg trở lên. “Hiện trăn của tôi đều có đầu mối thu mua ổn định nên không phải lo lắng về đầu ra”, anh Minh cho biết. Với số vốn ban đầu chỉ khoảng 30 triệu đồng, đến nay anh Minh đã thu về được hơn 1 tỷ đồng/năm từ việc nuôi con vật này. 

Nuôi trăn mang lại giá trị lợi nhuận rất cao.

Nuôi trăn mang lại giá trị lợi nhuận rất cao.

Cũng theo hướng nuôi trăn thương phẩm nhưng hai anh em anh Trần Minh Sơn và Trần Minh Vũ (ấp 7, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) - chủ của trang trại nuôi trăn và công ty TNHH chuyên thu mua trăn tại Cà Mau lại tiêu thụ trăn theo hướng khác với anh Minh. Trăn sau khi xuất chuồng không được bán ngay mà anh Minh và anh Sơn “xử lý” ngay tại trang trại: Da trăn phơi khô để bán, thịt trăn bán cho các cửa hàng quán nhậu, mỡ trăn bán cho các cơ sở sản xuất cao.

“Da trăn có hoa văn đẹp và độ bền cao nên rất được ưa chuộng để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Tuy nhiên, việc lột da trăn người thợ lột da trăn phải hết sức cẩn thận, vết cắt thật khéo léo, chính xác và thành thạo, không được làm cho da trầy xước. Lột xong phải có người căng da trên một tấm ván có chiều dài tương đương với chiều dài của da trăn. Sau khi khô, da trăn được cuốn hoặc xếp lại chờ giao hàng. Da trăn bán nhiều giá, tùy theo kích thước”, anh Sơn chia sẻ.

Đặc biệt, cơ sở sản xuất của anh Sơn và anh Vũ còn tìm được nguồn đầu ra xuất khẩu da trăn sang thị trường nước ngoài, nguồn thu từ loại chế phẩm này có lợi nhuận vô cùng lớn. Tuy nhiên do là hàng xuất khẩu, các thủ tục nuôi trăn phải được đảm bảo kỹ càng, đúng tiêu chuẩn. Ngoài việc đến Chi cục Kiểm lâm hoặc các Hạt Kiểm lâm để đăng ký gây nuôi nhằm bảo đảm tính hợp pháp, các giấy tờ khác như  giấy chứng nhận gây nuôi, giấy phép vận chuyển, xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài… đều cần được hoàn thiện trước khi xuất trăn ra nước ngoài.

Những năm gần đây, mô hình nuôi trăn được nhiều hộ gia đình áp dụng vì chi phí đầu tư nuôi trăn không cao, công chăm sóc không nhiều, ít rủi ro nhưng lại có lợi nhuận cao do “cung không đủ cầu”. Có nhiều nông dân nhờ nuôi trăn mà thoát được nghèo, có những hộ vươn lên làm giàu như anh Sơn và anh Vũ. Chưa kể, việc gây nuôi trăn giống còn giúp làm phục hồi loại động vật hoang dã này có tên trong phụ lục CITES và Nghị định 32 của chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng có nguy cơ quý hiếm. 

Ngành nghề HOT tại Việt Nam: Mức lương khủng nhưng thiếu nhân lực, triển vọng trong chục năm tới
Cuộc cách mạng 4.0 dẫn tới những thay đổi rất lớn trong cơ cấu việc làm của lĩnh vực logistics, đòi hỏi nhân lực trong ngành này với số lượng lớn...

Giáo dục

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ