Nghề lạ ở Việt Nam: Trồng thứ quả nhập khẩu lạ hút khách, bán đắt gấp 10 lần quả thường, nhiều người trồng lãi to

H.A - Ngày 18/09/2023 06:30 AM (GMT+7)

Giống thanh long tổ yến về trồng trên vùng đất bãi ven sông Trà Lý rất hợp khí hậu, cho năng suất cao lại được giá hơn so với các loại thanh long khác.

Thanh long không phải là loại quả xa lạ ở thị trường Việt Nam, với các loại thanh long như ruột trắng, ruột đỏ, thanh long “rồng vàng", thanh long tím hồng… Thanh long đang được bán với giá "rẻ như cho" tại Việt Nam. Ghi nhận vào thời điểm giữa tháng 5 tại thủ phủ thanh long Bình Thuận, giá bán chỉ ở mức 500 - 1.000 đồng/kg, còn nhỉnh hơn lên 1.200 - 1.500 đồng/kg là hàng thanh long đẹp để xuất khẩu. Tên thị trường, thanh long có giá từ 5.000-20.000 đồng/kg.

Thế nhưng, thanh long tổ yến với phương pháp canh tác mới, lại có giá bán lên đến 300.000 đồng/kg. Trung bình, một quả thanh long tổ yến từ 400 - 700 gram có giá lên đến 120.000 - 200.000 đồng/quả. So với các loại thanh long khác, quả thanh long này có giá gấp vài chục lần, trong khi công đoạn canh tác lại không quá khó khăn, phức tạp. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Trồng thứ quả nhập khẩu lạ hút khách, bán đắt gấp 10 lần quả thường, nhiều người trồng lãi to - 1

Cận cảnh trái thanh long tổ yến.

Cận cảnh trái thanh long tổ yến.

Giống trái này có quả khá nhỏ, có vỏ màu vàng bắt mắt, phần ruột có màu trắng, khi ăn có vị ngọt thanh mát. Loài cây này còn có tên gọi khác là quả kỳ lân, có xuất xứ từ Ecuador.  

Bãi ven sông Trà Lý (Thái Bình) có đến 4 hecta trồng thanh long tổ yến của ông Nguyễn Hồng Sơn - xã Hồng Khánh, huyện Hưng Hà. “Đất ruộng ở quê nhà thì bà con trồng lúa, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều, nhất là thuốc diệt cỏ. Do đó, tôi phải dùng các thuốc để xử lý độ đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất rồi sau đó mới bắt đầu cải tạo, dần dần đất mới có thể trồng được thanh long tổ yến và đảm bảo được chất lượng sạch", ông Sơn tự hào cho biết.

Ông Sơn cũng chia sẻ, phương thức canh tác thanh long tổ yến không quá khó. Sau khi chọn giống, xây trụ cách trụ 2,5m, luống cách luống 3m, đảm bảo cho việc tưới tiêu, chăm sóc cây thanh long tổ yến được thuận lợi. Đây là loại cây ưa nóng, có khả năng chịu hạn, chịu đất mặn, đất phèn, nhưng không chịu được ngập úng. Nên để cây phát triển tốt và có năng suất cao thì nên trồng ở những vùng khí hậu khô nóng, nhiều ánh sáng. Nếu đất cằn thì cần bón phân hữu cơ bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Vườn thanh long tổ yến.

Vườn thanh long tổ yến.

Mỗi năm trên 1 hecta thanh long tổ yến cho khoảng 10 - 20 tấn, với 4 hecta đất thì tổng diện tích vườn thanh long nhà ông Sơn đã cho gần trăm tấn quả. Ông xuất bán tại vườn, bán cho thương lái với giá từ 70.000 – 120.000 đồng/kg. Có thời điểm, loại quả này “khát hàng" - đặc biệt vào dịp cuối mùa, thanh long tổ yến có thể được mua với giá hơn 300.000 đồng/kg. Trừ đi chi phí, mỗi năm ông Sơn thu về hàng tỷ đồng lợi nhuận. Nhận thấy tiềm năng của cây thanh long tổ yến trên đất Hưng Hà, ông Sơn tự ươm giống với mục tiêu mở rộng diện tích trồng thanh long với khoảng 30 hecta vào năm tới. 

Long An là thủ phủ thanh long của miền Tây với gần 12.000 ha. Nơi đây, đa số bà con nông dân trồng thanh long ruột đỏ vì giá bán luôn cao hơn thanh long ruột trắng. Nhờ thanh long, những người trồng đều xây dựng được nhà cửa khang trang. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, thanh long trượt giá, bà con trồng thanh long cũng có cuộc sống bấp bênh và phải chuyển đổi sang trồng thanh long ruột vàng. Trong đó có vườn thanh long của anh Nguyễn Duy Khang (25 tuổi) ở xã Dương Xuân Hội.

Một cây thanh long tổ yến sai trĩu quả.

Một cây thanh long tổ yến sai trĩu quả.

Nói về cơ duyên chọn trồng loại thanh long này, anh Khang tâm sự: “Nhà tôi trước giờ trồng thanh long đã mười mấy năm rồi. Tình cờ được một người quen cho ăn thử trái thanh long tổ yến. Ăn thấy rất ngon. Tôi tìm hiểu thông tin tại đồng bằng sông Cửu Long chưa có ai trồng loại thanh long này nên quyết định nhập giống về trồng”.

Mới thử nghiệm 100 gốc đầu tiên, thấy cây có thể cho trái, phù hợp với khí hậu của địa phương nên anh quyết định đầu tư giàn, hệ thống tưới tự động, trồng thêm hơn 400 cây giống nữa. Anh cho biết, thanh long tổ yến có giá trị cao nhưng cũng hơi khó trồng. Để bán được giá cao, các siêu thị yêu cầu sản phẩm sạch, hữu cơ nên gia đình anh quyết định canh tác theo hướng VietGAP.

“Từ lúc quyết định trồng thanh long vàng tôi đã nghĩ đến trồng theo hướng hữu cơ, để cây phát triển tự nhiên, hạn chế can thiệp thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều. Nếu buộc phải sử dụng thuốc tôi cũng lựa chọn những sản phẩm sinh học để sản phẩm an toàn hơn. Đối với những nhánh bệnh thì tôi sẽ cắt bỏ bớt chứ không can thiệp nhiều”, anh Khang chia sẻ.

Hiện tại, vườn thanh long của anh Khang đều được một công ty xuất khẩu trái cây trong khu vực “bao tiêu" đầu ra, lại được giá hơn thanh long ruột đỏ và ruột trắng nên kinh tế nhà anh Khang cũng ổn định hơn hẳn. Nhiều nông dân trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và xã của anh Khang cũng bắt đầu chuyển đổi sang loại cây trồng mới lạ và tiềm năng này. Tính đến nay, toàn khu vực đã có hơn 1000 hecta trồng thanh long tổ yến, đảm bảo được nguồn cung cho thị trường.

Nghề lạ ở Việt Nam: Loại cây mọc dại nay thành nhân sâm trong sách đỏ, dân trồng hái ngọn bán, lãi 1,5-2 triệu/tuần
Ngũ gia bì hương được định hướng canh tác hữu cơ, trở thành một loại cây chủ lực trên "cao nguyên trắng Bắc Hà" khiến nhiều nông dân đổi đời.

Nghề lạ

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ