Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài độc lạ, tưởng bẩn thỉu nhưng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tháng thu về chục triệu đồng

H.A - Ngày 01/05/2023 06:00 AM (GMT+7)

Đây chính xác là gián dubia, loại thực phẩm dinh dưỡng của cá cảnh và bò sát. Giống “tiểu cường" này đem lại lợi nhuận kinh tế cao dù kinh phí nuôi bỏ ra thấp. 

Gián dubia là một loài gián có xuất xứ từ Nam Mỹ. Bắt đầu từ năm 2016, loại côn trùng này được các bạn trẻ tại Việt Nam biết đến và nuôi như một loài sinh vật cảnh độc lạ. Khác với các loại gián khác, gián dubia không có mùi khó chịu, lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao, gần bằng với cả thịt bò. Ở Việt Nam, gián dubia được ưa chuộng dùng làm thức ăn cho các loài bò sát, cá cảnh, gà chọi,... 

Gián dubia chứa hàm lượng protein rất cao.

Gián dubia chứa hàm lượng protein rất cao.

Một trong những người tiếp cận đến loài gián này đầu tiên chính là anh Ngô Nam (33 tuổi, TP Hồ Chí Minh). Năm 2016, anh Nam bắt đầu mua một số gián dubia về để làm thức ăn cho cá cảnh. Nhận thấy loài này có dinh dưỡng cao, lại chưa phổ biến ở nước ta, anh Nam bắt đầu nhen nhóm ý tưởng nghề nuôi gián dubia.

Thời gian đầu, vì các kiến thức còn hạn hẹp và không có nhiều nguồn tham khảo, anh Nam không ít lần gặp phải thất bại. Gián nuôi trong điều kiện không phù hợp khó sinh trưởng và chết dần. Anh chia sẻ: “Sau khi tìm nhiều tài liệu ở nước ngoài, tôi mới biết khác hoàn toàn với định kiến của nhiều người về gián, gián dubia này không hề ưa sống trong môi trường bẩn hoặc ẩm thấp. Nhiệt độ trong phòng cần đảm bảo cho gián dubia có thể sinh trưởng là từ 25 - 32 độ C. Gián dubia có thể ăn các loại trái cây hay vỏ trái cây còn chất xơ”.

Trước kia, gián dubia còn hiếm và được giá cao. Một cặp có thể lên tới cả trăm nghìn đồng. Tuy không phải là nguồn nuôi chính nhưng loại gián dubia này vẫn đem lại giá trị kinh tế cao cho anh Nam.

Khác hẳn với loài gián thường thấy, gián dubia có tập tính khác hẳn và cũng có giá trị cao.

Khác hẳn với loài gián thường thấy, gián dubia có tập tính khác hẳn và cũng có giá trị cao.

Hiệu quả từ việc nuôi loại côn trùng này cũng tạo ra thành công cho nhiều bạn trẻ. Quang Khải (26 tuổi, Tây Ninh) đã khởi nghiệp thành công với số vốn đầu tiên chỉ vỏn vẹn 2 triệu đồng. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, đặc biệt là hội đam mê chơi thú cảnh, Khải dùng số tiền ít ỏi để mua được vài cặp gián về thử nghiệm. Mua gián xong, chàng trai trẻ gần như sạch vốn.

“Cũng may nguồn kinh phí để nuôi loài gián này gần như là miễn phí. Khoảng vài ngày tôi lại ra các quán sinh tố để xin vỏ cam, bã mía về cho gián ăn. Vì trong các loại hoa quả có sẵn nước nên người nuôi không cần đặt thêm nước trong hộp nuôi”. Lần đầu tiên nuôi vật lạ, Khải rất cẩn thận từng bước, tìm hiểu kỹ và học từ nhiều nguồn trên mạng. Trong khoảng thời gian đó, nhiều người đã biết đến loài này hơn và một số bạn trẻ nuôi thú cưng là bò sát cũng cho ăn gián dubia nên việc buôn bán cũng khá thuận lợi với anh. Lứa đầu tiên, Khải thu về hơn 7 triệu đồng, rồi lại tiếp tục lấy lời làm vốn. Đến nay, cơ sở của Khải đã phát triển ổn định, tuy giá của gián dubia đã hạ nhiệt so với thời gian đầu nhưng chàng trai trẻ vẫn bỏ túi chục triệu đồng mỗi tháng. 

Dubia là một loài gián có kích thước khi trưởng thành có thể hơn hai đốt ngón tay. Giống này có nguồn gốc từ những khu vực Trung và Nam Mỹ tại một số nước như Costa Rica, Brazil, Argentina…, do đó môi trường thích hợp để chúng phát triển là nóng, ẩm rất tương quan với điều kiện nước ta. Gián dubia là loài côn trùng sống về đêm, thuộc bộ Blattodea (bao gồm gián và mối). Gián đất dubia khá kém trong khoản di chuyển, thường sống trong các bụi cây ở rừng nhiệt đới hoặc những nơi có độ ẩm thích hợp. 

Tuy đã hạ nhiệt so với những năm đầu song gián dubia vẫn cho lợi nhuận cao.

Tuy đã hạ nhiệt so với những năm đầu song gián dubia vẫn cho lợi nhuận cao.

Tùy vào kích thước mà gián dubia có giá thành khác nhau. Phổ biến nhất là gián cỡ baby size, có giá từ 120.000 - 150.000 đồng/100 gram. Một cặp gián dubia mua về làm giống thường dao động từ 15.000 - 20.000 đồng. Hầu hết các loại gián là loài vật đẻ trứng, nhưng gián dubia là một ngoại lệ vì chúng đẻ con. Bất kì con gián nào khi đủ trưởng thành đều có thể sinh sản vô cùng tốt. Đây là một ưu điểm khi bạn lựa chọn loài gián này để nuôi.

Trong tự nhiên, gián dubia thường ăn rễ cây, mùn đất, xác động vật phân huỷ. Đối với những cơ sở nuôi, loài gián này cực thích ăn trái cây và ngũ cốc. Không nên cho gián ăn những thực phẩm có lượng protein cao vì điều này không tốt cho gián. Chúng thích ăn rau củ có nửa ngọt như cà rốt, xoài, táo, bơ, chuối, rau diếp,… Gián dubia còn có thể ăn bánh mì hay ngũ cốc không ngọt để bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể.

Chi phí thức ăn, chuồng trại để nuôi dubia khá thấp.

Chi phí thức ăn, chuồng trại để nuôi dubia khá thấp. 

Chuồng nuôi gián dubia được thiết kế tương đối đơn giản. Thùng chứa để nuôi gián dubia thường được chọn là thùng nhựa. Cũng tùy vào mục đích nuôi là nuôi để thương mại hay nuôi cá nhân mà bạn có thể chọn loại thùng nuôi phù hợp. Bên cạnh đó phải có nắp che để tránh gián leo hoặc bay ra ngoài và cũng hạn chế tình trạng các động vật ở ngoài vào ăn gián. Tốt nhất nên đục lỗ nắp nhựa vừa tạo điều kiện thông khí vừa ngăn các động vật bên ngoài xâm nhập và., Ngoài ra, còn một vấn đề mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý đó chính là phần đáy của thùng nuôi cần phải lót một tấm nhựa hoặc một vật nào đó có thể chứa nước để ngăn kiến bò vào thùng. Một vật tiếp theo không thể thiếu trong việc nuôi gián dubia đó chính là các khay trứng bằng giấy. Vỉ trứng được xếp vào thùng nhựa để tạo thành chỗ trú và sinh sản an toàn cho gián dubia.

Những loài có hình dáng nhạy cảm, đặc biệt loài số 2 luôn cháy hàng, ăn vào bổ thận tráng dương
Thiên nhiên luôn ẩn chứa rất nhiều điều kỳ lạ, một trong số đó phải kể đến đó là những loài sinh vật có hình dáng cực kỳ “nhạy cảm”, gần giống với cơ...

Tin tức 24h

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ