Nghề tiếp viên hàng không ở Việt Nam: Công việc nhiều bạn trẻ mơ ước, mức lương 30-40 triệu đồng/tháng là tin đồn hay sự thật?

H.A - Ngày 21/03/2023 14:00 PM (GMT+7)

Nghề tiếp viên hiện hàng không tại Việt Nam vẫn được coi là một ngành nghề được nhiều người mơ ước. Liệu nghề này có phải là bức tranh màu hồng như nhiều người thường nghĩ?

Tiếp viên hàng không là người chuyên phục vụ hành khách trên các chuyến bay, giúp hành khách có những chuyến bay an toàn. Nhiệm vụ của họ bao gồm: phục vụ, đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho hành khách trên máy bay, hướng dẫn và cứu hộ trong những tình huống khẩn cấp. Trong quá trình đào tạo, tiếp viên hàng không phải được huấn luyện đặc biệt và kĩ càng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách trên chuyến bay.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thị trường hàng không cũng có bước phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm. Điều này đã tạo nên nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ vốn yêu thích nghề nghiệp này. 

Tiếp viên hàng là một trong những nghề có mức thu nhập đáng mơ ước.

Tiếp viên hàng là một trong những nghề có mức thu nhập "đáng mơ ước".

Mức lương 30-40 triệu đồng/tháng là tin đồn

Thông thường, tiếp viên hàng không có mức lương khởi điểm dao động từ 4,5-5 triệu đồng. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà mức lương này có thể cao hơn, có thể kể như: số giờ bay, mùa cao điểm hay thấp điểm, chế độ và chính sách của từng hãng... Do công việc có tính đặc thù nên tiếp viên hàng không sẽ có thêm những khoản khác để tăng thu nhập như: phụ cấp theo giờ bay, chặng bay, phụ cấp về tiền ăn, tiền trang điểm, tiền thưởng theo thành tích, tiền phụ cấp điện thoại, ngoài ra còn có các khoản hỗ trợ khác tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc, cấp bậc… 

Tại Việt Nam, Vietnam Airlines là hãng hàng không đang có mức chi trả lương cho tiếp viên cao nhất. Sau nhiều đợt điều chỉnh lớn về tiền lương cho nhóm lao động đặc thù từ 2008, thu nhập bình quân của tiếp viên Vietnam Airlines từ 22 triệu đồng/tháng trở lên.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đang có mức chi trả lương cho tiếp viên cao nhất.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đang có mức chi trả lương cho tiếp viên cao nhất.

Đối với các tiếp viên hàng không hạng phổ thông thường được trả khoản thù lao 220.000 đồng cho mỗi giờ bay, còn đối với các tiếp viên hàng không hạng thương gia thì sẽ nhận được mức lương là 230.000 cho mỗi giờ bay. Mức này còn có sự khác biệt giữa các cấp bậc như tiếp viên chính, tiếp viên phó và tiếp viên trưởng. Đối với các tiếp viên trưởng tại hạng thương gia thì nhận được mức lương được trả lên tới 400.000 - 580.000 đồng cho mỗi giờ bay. Trong đó, các tiếp viên trưởng sẽ bay trong tháng không quá 100 giờ bay. 

Tiếp viên chính là gương mặt đại diện cho hãng hàng không của họ.

Tiếp viên chính là gương mặt đại diện cho hãng hàng không của họ.

Ngoài những khoản lương + phụ cấp, hỗ trợ trên, tiếp viên hàng không có thể kiếm thêm tiền từ việc xách tay hàng hóa về cho người nhà bán hoặc đổ các mối quen; vận chuyển hàng từ nơi này đến nơi khác và tính phí hoặc bán hàng online. Những món hàng vận chuyển qua đường hàng không được gọi là "đồ bay". Có 2 dạng "đồ bay: một là nguồn do tiếp viên hàng không hoặc phi công xách về, hai là hàng được gửi qua đường chuyển phát nhanh quốc tế, thường do dân kinh doanh có người thân hoặc mối hàng ở nước ngoài gom hàng rồi gửi về.

Về tin đồn "lương 30-40 triệu đồng/tháng", nhiều tiếp viên hàng không thực sự có thể kiếm được 30-40 triệu đồng/tháng, thậm chí nhiều hơn con số này rất nhiều, nhưng đây là tổng thu nhập (bao gồm các khoản kiếm thêm và có sự thay đổi), chứ không không phải là mức lương trung bình họ được nhận từ các hãng hàng không. 

Những điều kiện để trở thành tiếp viên hàng không

Tiếp viên hàng không chính là gương mặt, là hình ảnh đại diện cho hãng hàng không của họ. Khi bay ra thế giới với những chuyến bay quốc tế thì đây còn là gương mặt, là hình ảnh đại diện cho cả một quốc gia. Vì vậy, việc tuyển chọn, đào tạo và xây dựng được một đội ngũ tiếp viên có đầy đủ tiêu chuẩn về hình thể, năng lực và phẩm chất đạo đức là một việc làm hết sức quan trọng.

Về cơ bản, điều kiện cơ bản của tiếp viên hàng không bao gồm tuổi tác, ngoại hình, sức khoẻ và trình độ. 

Tiêu chuẩn về ngoại hình:

Tiếp viên chính là người trực tiếp tiếp xúc với hành khách. Do đó ngoại hình là điều kiện hàng đầu cần đáp ứng nếu muốn trở thành tiếp viên hàng không. Cụ thể, về ngoại hình cần đủ điều kiện:

- Chiều cao: Nữ cao từ 1m58, nam cao từ 1m68.

- Chiều dài sải tay: Một số hãng sẽ yêu cầu tiếp viên tiến hành đo chiều dài sải tay, chiều dài cần đạt tối thiểu 212cm.

- Cân nặng: Số cân nặng của tiếp viên cần phù hợp với chiều cao, các hãng sẽ dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để xét tuyển, thường thì chỉ số BMI sẽ dao động từ 18.2-25.

- Gương mặt thân thiện, răng đẹp, cười đẹp, không dị tật, không xăm, sẹo ở vùng dễ nhìn thấy, không xỏ khuyên... Đó là những lợi thế về ngoại hình. 

Tiêu chuẩn về tuổi tác: 

Độ tuổi tuyển dụng tiếp viên của các hãng thường dao động từ 18-30 tuổi. Bởi đặc thù nghề đòi hỏi tiếp viên phải có sức khỏe tốt và yêu cầu luôn muốn “làm mới” đội ngũ tiếp viên để tăng trải nghiệm cho hành khách nên các hãng hàng không thường có quy định rõ ràng về độ tuổi. Độ tuổi nghỉ hưu của tiếp viên được quy định theo luật lao động (55 với nữ, 60 với nam). Tuy nhiên thường hiếm các tiếp viên làm việc sau 40 tuổi, bởi lúc này họ không đủ sức khỏe để chịu được các chuyến bay dài liên tục, thay vào đó họ chọn các chuyến bay ngắn hoặc làm ở bộ phận khác.

Tiêu chuẩn về trình độ học vấn:

Để làm tiếp viên hàng không yêu cầu chỉ cần có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên vì đặc thù nghề nghiệp nên điều kiện bắt buộc là tiếp viên phải giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Các chứng chỉ chứng minh về trình độ bạn cần có chẳng hạn như TOEIC, IELTS,... Tuy vậy, thực chất để có cơ hội cao vượt qua các vòng sơ tuyển thì đã tốt nghiệp trình độ đại học hoặc biết từ hai ngôn ngữ trở lên sẽ là một lợi thế. 

Tiêu chuẩn về sức khỏe:

Theo quy định về trang phục, tiếp viên không được đeo kính, do đó thường các hãng sẽ ưu tiên nếu mắt của người ứng tuyển đạt 10/10 và quan trọng hơn là không bị mù màu. Tuy nhiên nếu bị cận nhẹ vẫn có thể châm chước, tiếp viên có thể đeo kính áp tròng hoặc có thể can thiệp y khoa để cải thiện thị lực. 

Bên cạnh yếu tố thị lực, vì đặc thù làm việc ở trên không, bay chênh lệch múi giờ, đứng trong nhiều giờ liền, chỉnh chu trong từng cử chỉ… đòi hỏi tiếp viên hàng không cần có một sức khỏe tốt, các giác quan đảm bảo để chịu được áp lực công việc.

Học ngành gì để trở thành tiếp viên hàng không?

Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có đơn vị chính thống nào đào tạo chuyên sâu về ngành tiếp viên hàng không. Tuy nhiên, vẫn không quá khó để tìm thấy các khóa học ngắn hạn dạy về các kỹ năng chuyên ngành có thể đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của từng hãng bay. Để trở thành tiếp viên của một hãng hàng không thì sau khi đỗ quá trình sơ tuyển bạn sẽ được đào tạo khóa ngắn hạn tiếp viên do hãng tổ chức, sau khi đào tạo sẽ có đợt thi tuyển lại và nếu như đỗ đợt thi tuyển đó bạn sẽ trở thành một tiếp viên hàng không thực thụ.

Khó khăn của nghề tiếp viên hàng không – không phải ai cũng hiểu

Hình tượng những đoàn tiếp viên với trang phục đẹp, phong thái ân cần lịch thiệp, làm việc trên các chuyên cơ, đặc biệt được đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều món ăn ngon và có mức lương khá luôn là mơ ước của nhiều bạn trẻ. Nhưng thực chất nghề nghiệp này cũng không hề đơn giản và chịu áp lực tương đối cao.

Chị M. Thảo (tiếp viên trong nghề đã 6 năm) chia sẻ: "Công việc của tiếp viên hàng không không đơn giản như những gì mọi người nghĩ, không phải chỉ là phục vụ đồ ăn, thức uống trên máy bay. Trong quá trình đào tạo, tiếp viên hàng không phải học rất nhiều nghiệp vụ khác như cách sơ tán khách, đối phó hành khách say xỉn, dập lửa, sơ cứu y tế hay đối phó với kẻ khủng bố…". Bên cạnh đó, chị Thảo chia sẻ thêm áp lực lớn nhất đối với người tiếp viên chính là vấn đề thời gian. Mọi thứ phải luôn chuẩn chỉnh kịp tiến độ để không ảnh hưởng đến tình hình khai thác của hãng.

Tiếp viên hàng không thực chất có công việc không hề đơn giản

Tiếp viên hàng không thực chất có công việc không hề đơn giản

Nghề tiếp viên cũng gặp nhiều trở ngại khác như phải đối phó với nhiều người thô lỗ, bị quấy rối tình dục, luôn phải chú ý đến hình thức và dễ gặp nhiều cám dỗ liên quan về vấn đề đạo đức. Theo tờ Huffington Post, không ít nữ tiếp viên hàng không thừa nhận rằng họ thường xuyên bị xâm phạm thân thể hoặc quấy rối bằng lời nói trong lúc làm việc.

Vì đặc thù công việc phải liên tục di chuyển giữa các quốc gia và múi giờ khác nhau, tiếp viên hàng không luôn sống trong tình trạng lệch múi giờ, dẫn đến căn bệnh mất ngủ hoặc rối loạn sinh lý, một số người còn bị rụng tóc hoặc gặp một số vấn đề về da. Ngoài ra, việc thường xuyên "đi mây về gió" bằng máy bay khiến đại đa số các tiếp viên hàng không đều bị mắc bệnh viêm tai giữa và các vấn đề về hô hấp.

Tiếp viên hàng không tiết lộ bí mật khi phục vụ khách VIP trên chuyên cơ riêng
'“Giữ bí mật là chìa khóa quan trọng trong ngành này”, Ava, một nữ tiếp viên hàng không chuyển từ hãng bay phổ thông sang làm việc trên các máy bay riêng, nói với báo Anh Telegraph. “Chúng tôi cố gắng bảo vệ đời sống riêng tư của khách hàng”.

Tin tức 24h

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tiếp viên hàng không