“Ngỡ ngàng” vì chi phí tự điều trị COVID-19 tại nhà lên đến chục triệu đồng, người tiêu dùng “ngậm đắng” vẫn phải chi

Ngày 01/03/2022 21:35 PM (GMT+7)

Những vật tư y tế như kit test, nước súc miệng, mũi, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe... không thể thiếu với các F0 nhưng khi đã khỏi bệnh, trở về âm tính, các cựu F0 vẫn chưa hết ngỡ ngàng với chi phí đã chi trong thời gian điều trị tại nhà lên đến hàng chục triệu đồng.

Những ngày qua số lượng F0 liên tục tăng mạnh, chỉ riêng tại Hà Nội, con số đã lên đến hơn 10.000 người/ngày. 

Là thành viên cuối cùng nhiễm virus SARS-CoV-2 trong một gia đình gồm 4 người, chị Hương (36 tuổi, ở quận Long Biên, Hà Nội) là người trực tiếp mua các thiết bị, vật tư y tế... cần thiết cho người thân. 

Đến nay, khi ngồi nhẩm tính và cộng các khoản đã chi tiêu cho gia đình 4 người cùng điều trị tại nhà, chị Hương vẫn chưa hết "ngã ngửa" vì chi phí điều trị lên đến gần 10 triệu đồng.

Các loại thuốc và dụng cụ dành cho các F0. (Ảnh: NVCC)

Các loại thuốc và dụng cụ dành cho các F0. (Ảnh: NVCC)

Chị Hương cho biết, khi nghe tin chồng tiếp xúc với đồng nghiệp F0, ban đầu chị chỉ mua gừng, chanh, sả để về xông cho các thành viên trong gia đình, nhằm ngăn ngừa virus phát tán. 

Thế nhưng mấy ngày sau, khi kết quả test nhanh hiện 2 vạch, chị tá hoả mua thêm thuốc uống, kit test, nước súc miệng, các hộp vitamin bổ sung, trái cây.

Chị Hương tâm sự: “Ban đầu, tôi không để ý nhiều đến chi phí điều trị cho một F0 tại nhà. Chỉ biết là ngày nào cũng đi chợ nấu ăn đầy đủ, mua thêm các loại trái cây bổ sung để mọi người có thêm sức đề kháng chống lại dịch bệnh". 

Thế nhưng, sau khi cả nhà đều lần lượt test nhanh 2 vạch, chị Hương đã ngồi cộng lại số tiền đã chi tiêu thì bất ngờ với số tiền chi cho hoạt động phòng, chống dịch của gia đình không hề nhỏ.

Chị Hương cho biết: "Do biết dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp nên tôi đã mua 1 thùng khẩu trang 4 lớp (tương đương với 50 hộp) với có giá là 400.000 đồng; 2 hộp kit test nhanh COVID-19, với giá llà 2.125.000 đồng/hộp/25 kit test. Ngoài ra còn chưa tính đến tiền thuốc điều trị ho, sốt, rát họng, nhỏ mắt, nước cồn rửa tay, nước súc miệng, hộp vitamin C và máy đo nồng độ oxy trong máu (SpO2), cam tươi 35.000 - 45.000 đồng/kg."

Một góc phòng của chị Mai trong những ngày mắc COVID-19. Ảnh: NVCC

Một góc phòng của chị Mai trong những ngày mắc COVID-19. Ảnh: NVCC

Nhẩm tính nhanh “danh mục" hàng thiếu yếu không thể thiếu với 1 F0, chị Hương lắc đầu: “Ngót nghét cũng lên đến chục triệu đồng. Chưa kể, giá cam tươi, hàng hóa, xăng dầu đều tăng vọt. Dù đắt đỏ, chúng tôi vẫn phải “ngậm đắng” chấp nhận để làm sao cho các thành viên trong gia đình mau trở về âm tính, hồi phục sức khỏe".

Cũng giống như tình trạng các F0 đang tự điều trị tại nhà, gia đình chị Lý (Hà Nội) đang “đau đầu” không chỉ do triệu chứng của COVID-19 gây nên mà vì các khoản chi dành cho F0 tăng chóng mặt, “vượt mức” kinh tế của gia đình. 

Chị Mai và chồng hiện đang là công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long. Vì là công nhân lại có con nhỏ nên ông bà nội đã gác việc đồng áng để hỗ trợ vợ chồng chị Mai chăm cháu.

Khi biết tin hai vợ chồng đều nhiễm virus SARS-CoV-2, chị Mai và chồng tự cách ly trên tầng 3 nhằm hạn chế tiếp xúc với mọi người trong gia đình.

Cũng giống bao gia đình khác, để điều trị COVID-19 nhanh nhất, chị Mai đã “Đông Tây y" kết hợp. 

Mâm cơm của anh Thuận những ngày đã trở về âm tính với SARS-CoV-2. Ảnh: NVCC

Mâm cơm của anh Thuận những ngày đã trở về âm tính với SARS-CoV-2. Ảnh: NVCC

Chị Mai cho biết, ngay khi kết quả test nhanh lên 2 vạch đỏ, mẹ chồng của chị đã nhanh chóng ra chợ, mua 2kg sả tươi với giá 30.000 đồng/kg; 2kg chanh tươi giá 35.000 đồng/kg, 2kg gừng tươi 25.000 đồng/kg.

Với mặt hàng vật tư y tế, chị Mai cũng đặt mua 1 thùng khẩu trang cho người lớn với giá 400.000 đồng và 1 thùng khẩu trang cho trẻ nhỏ; 2 hộp kit test với giá 2.000.000 đồng/hộp/25 kit test.

Chị Mai chia sẻ: “Tôi và chồng đeo cùng lúc 2 cái khẩu trang và mỗi ngày, thay 2 - 3 lần để hạn chế tối đa nhiễm khuẩn. Ngoài khẩu trang và kit test còn có tiền thuốc điều trị, viên bổ sung vitamin, nước súc miệng, thuốc xịt khuẩn, máy đo nồng độ oxy trong máu,... tính nhanh chạm chục triệu đồng. Đó là chưa kể, trái cây bổ sung, thực phẩm hàng ngày…”.

Từng là một F0 đã khỏi bệnh, khi được phóng viên hỏi về chi phí tự điều trị tại nhà, anh Thuận (25 tuổi, nhân viên văn phòng ở Hà Đông) tâm sự: “Từ lúc biết bản thân là F0, mình đã bình tĩnh tự mua đồ về xông, tổng giá các loại đồ xông này rơi vào tầm 200.000 đồng. Vì bản thân ở một mình, nên mọi thứ tiện mình đều đặt “online” hết".

Để khỏi mất công mua nhiều lần và hạn chế tiếp xúc với mọi người, anh Thuận cũng đặt mua cùng lúc vật tư y tế cần thiết cho F0 với số lượng nhiều để dùng dần và tính nhanh, tổng chi phí cũng đến 5 triệu đồng.

“Tôi trở về âm tính khá lâu, phải mất hơn 10 ngày nên tôi rất chú trọng vào khẩu phần ăn trong và sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 nên chi phí cho sinh hoạt, theo dõi, điều trị tại nhà cũng khá đắt đỏ. Đến giờ đã khỏi bệnh nhưng tiền thì cũng mất kha khá”, anh Thuận chia sẻ.

Cô gái trẻ nhiễm COVID-19 sợ bị đuổi đi, cách hành xử của chủ trọ khiến tất cả ngỡ ngàng
"Mình mới chỉ chuyển đến nhà chú ở được 1 tháng thôi nhưng cảm giác ở đây không khác gì ở nhà là mấy. Mọi người có gì cũng giúp đỡ nhau, chú chủ thì...

Tin tức 24h

Theo Hồ Thành - Mỹ Duyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19