Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người?

Ngày 16/08/2018 09:59 AM (GMT+7)

Hơn 10 năm qua, bà Nhiệm đã thu nhặt hàng trăm nghìn thai nhi bị nạo phá, bỏ rơi về an táng và cứu giúp nhiều cô gái mang thai ngoài ý muốn sinh con an toàn.

Clip: Khoảng lặng tại nghĩa trang Đồi Cốc nơi hàng trăm nghìn thai nhi bỏ rơi được an táng.

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 1

Một ngày đầu tháng 7 (âm lịch), chúng tôi tìm về thôn Đồi Cốc (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), nơi được nhiều người biết đến với những ngôi mộ tập thể dành riêng cho các hài nhi bị từ chối sự sống từ khi còn trong bụng mẹ.

Đi một vòng quanh nghĩa trang đặc biệt này, chúng tôi không khỏi rùng mình vì những ngôi mộ trắng nằm san sát nhau và rất nhiều tiểu, quách được xếp cao như bức tường.

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 2

Nghĩa trang có diện tích không lớn, nhưng dưới mỗi ngôi mộ này là hàng nghìn hài nhi được chôn tập thể.

Nhiều người khi đến nghĩa trang này đã tự hỏi: Sao không để các con được sống, được làm người? Tôi chẳng biết phải trả lời ra sao.

Bà Nguyễn Thị Nhiệm - quản trang cho biết, nơi đây có hơn 120.000 em bé đã được an táng. Tại đây, ngôi mộ có số lượng thai nhi ít nhất cũng lên đến 1000 cháu nằm cùng nhau.

Chỉ tay về phía bức tường có mái che ở chính giữa nghĩa trang bé nhỏ, bà Nhiệm cho biết, đó là ngôi mộ lớn nhất. Ở dưới đó là 30.000 cháu được án táng cùng nhau.

Cách đó một đoạn, một ngôi mộ tập thể khác có sức chứa đến hàng vạn cháu đang được xây dựng dở dang. Có những ô đã kín, có những ô vẫn còn trống nằm chờ.

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 3

Dưới chân bức tường này là ngôi mộ chứa 30.000 hài nhi đã được an táng.

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 4

Cách đó không xa là ngôi một tập thể lớn, đã có những ô được lấp đầy, có những ô vẫn đang dần được hoàn thiện.

Theo quan sát của chúng tôi, dường như rất ít người ghé qua để thắp hương cho các thai nhi xấu số, bởi các sinh linh bé nhỏ phần lớn đều bị người thân bỏ đi, không có lấy một ngày giỗ chạp.

Trên mỗi “ngôi nhà” tập thể của các cháu đều có những bông hồng, nhưng đều đã héo úa. Cả nghĩa trang có duy nhất hai ngôi mộ được ai đó đặt hình nộm nhân vật người nhện và chú thỏ bông màu đỏ thắm ở trên.

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 5

Những ngôi mộ lạnh lẽo cô đơn với bông hồng đã héo úa. 

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 6

Ngoài những bông hồng héo úa, cả nghĩa trang chỉ có 2 hình nộm được ai đó đặt lên mộ các thai nhi

Người dân nơi đây cho biết, đa số những người đến thắp hương tại đây là những người đọc được thông tin về nghĩa trang tập thể. Vào những ngày rằm, mùng 1 hoặc những ngày tổ chức chôn cất cho các cháu, số lượng người đến thường đông hơn.

Mỗi khi có người ghé qua thăm các bé, ai nấy đều không khỏi xót xa đặt ra những câu hỏi nhói lòng: Sao các mẹ không cho con được sống, được làm người?

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 7

Danh sách các hài nhi được đưa về nghĩa trang để an táng.

Không chỉ ở Đồi Cốc, mà những nghĩa trang tập thể dành cho các thai nhi như này còn có ở rất nhiều nơi. Một dịp khác, chúng tôi có cơ hội được về thăm xã Kim Bình (TP Phủ Lý, Hà Nam), nơi có những ngôi mộ tập thể an táng các thai nhi bị từ chối từ trong bụng mẹ.

Lưu Trung Hiếu (SN 1995, một người chuyên đi nhặt hài nhi) cho biết, hiện tại số lượng trẻ đã được an táng ở đây xấp xỉ 2 vạn cháu. Ngoài ra, còn có những ngôi mộ vẫn đang được hoàn thiện và hàng tháng, nhóm của Hiếu đều an táng cho khoảng 250-300 cháu.

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 8

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 9

Chẳng biết bố mẹ mình là ai, họ đang ở đâu, nhưng hàng ngày các em bé đang yên nghỉ ở nghĩa trang Đồi Cốc vẫn nhận được sự chăm sóc đặc biệt từ một người phụ nữ, đó là bà Nguyễn Thị Nhiệm.

Ngày nào cũng vậy, dù ngày mưa hay nắng, bà Nhiệm hoặc người thân đều có mặt ở đây. Ngoài nhiệm vụ quản trang, bà còn tự tay đi nhận và đưa các thai nhi bị nạo phá tại các phòng khám về bảo quản trong chiếc tủ lạnh được đặt cố định tại nghĩa trang.

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 10

Chiếc tủ lạnh đặt ngay ở ngôi nhà nhỏ trong nghĩa trang để hàng ngày bảo quản những thai nhi bị bỏ rơi.

Các cháu vẫn còn ở trong bụng mẹ, các cháu đâu có tội tình gì. Sao lại nỡ tước đoạt mạng sống và vứt bỏ các cháu như vây.

Kể với chúng tôi về những ngày đầu làm công việc này, bà Nhiệm cho biết, đó là một buổi sáng cách đây đã hơn 10 năm, khi bà bắt gặp một thai nhi bị bỏ rơi bên vệ đường. Khi đó, bà đã đưa cháu bé về, vệ sinh rồi chôn cất ở chính thửa ruộng nhà mình.

Những đêm nằm suy nghĩ, bà thương cho số phận những đứa trẻ chưa được làm người mà đã bị bỏ rơi. Vậy là từ đó, hành trình đi nhặt thi thể các hài nhi của bà bắt đầu.

Có những hôm nửa đêm, rạng sáng, thậm chí là đang ngồi ăn cơm… chỉ cần nhận được cuộc điện thoại có thai nhi bị bỏ rơi, cần hỗ trợ là bà Nhiệm hoặc những người thân của bà lại lên đường.

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 11

Cứ 2 tuần 1 lần, vào buổi sáng chủ nhật bà Nhiệm cùng các tình nguyện viên lại an táng cho các hài nhi.

“Vừa cách đây 30 phút, dù trời nắng chang chang, cơm đã dọn ra rồi, nhưng chồng tôi vẫn lên đường khi nhận được tin có thai nhi bị từ chối sự sống”, bà Nhiệm kể.

Đã hơn 10 năm qua bà Nhiệm đã thực hiện công việc nhân đạo và đầy tính nhân văn này, nhưng khi tận mắt chứng kiến bà vệ sinh, đưa các thai nhi vào tiểu sành chúng tôi nhận thấy ánh mắt bà vẫn rưng rưng không khỏi xót xa.

Chẳng bao giờ bà cảm thấy quen với công việc này. Mỗi khi phải tự tay đưa các cháu vào nằm lọt thỏm trong những chiếc tiểu sành, bà vô cùng đau xót. Bà chỉ mong một ngày nào đó, sẽ không còn những cháu bé tội nghiệp bị tước đi quyền sống của mình từ trong trứng nước.

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 12

“Tiếng trẻ thơ không bao giờ hết ở nhà bà Nhiệm”, đó là nhận định của người dân thôn Đồi Cốc dành cho người đàn bà đầu đã 2 thứ tóc này.

Tính đến thời điểm hiện tại, ngoài con cháu nội ngoại trong nhà, bà Nhiệm cưu mang 5 bà bầu sắp đến ngày sinh đẻ, nhận nuôi hai cháu nhỏ không cha, không mẹ đang ở tuổi lên 3.

Dù tất bật là vậy, nhưng chưa ngày nào và chưa bao giờ bà từ chối mỗi khi có cuộc điện thoại thông báo có thai nhi bị bỏ rơi, dù quãng đường có xa là mấy.

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 13

Niềm vui lớn nhất của tôi là khi khuyên nhủ được một người phụ nữ không bỏ thai, như vậy một cháu bé đã được cứu sống.

Suốt 2 giờ nói chuyện với chúng tôi, có lẽ đây là nụ cười hiếm hoi mà chúng tôi bắt gặp trên khuôn mặt nhân từ, hiền hậu của bà Nhiệm. Nụ cười ấy xuất hiện khi bà Nhiệm kể về những người phụ nữ mang bầu mà bà đang cưu mang.

Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng mỗi khi khuyên nhủ được một người phụ nữ không phá thai, hay có một bà bầu nào về nương tựa nhà bà, thì đó là điều hạnh phúc lớn lao nhất.

Đã nhiều năm nay, người ta vẫn nói rằng, bà Nhiệm chẳng được nghỉ Tết. Dù vậy, bà cũng như những người thân trong gia đình đều vui vẻ chấp nhận, và sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi người khác cần đến mình.

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 14

Những vật dụng được chuẩn bị cho các thai nhi trước khi an táng.

“Tết vừa rồi, có 2 người phụ nữ mang con 8 tháng tuổi đến gửi tôi trông để về quê, ở quê gia đình chưa biết họ đã có con. Nghĩ cũng thương vì đã nhiều năm nay họ không về quê thăm bố mẹ, vậy là tôi đồng ý giúp.

Trông trẻ đã quen hơi mẹ khó khăn vô cùng, các cháu khóc thâu đêm. Lúc ấy tất cả thành viên trong gia đình phải thay nhau trông các cháu”, bà Nhiệm chia sẻ.

Ngôi mộ chôn 30.000 thai nhi và câu hỏi đau lòng: Sao mẹ không cho con sống để làm người? - 15

Bà Nhiệm sẽ làm công việc này đến khi không còn sức nữa thì thôi.

Sau nhiều năm vừa làm ruộng, vừa giúp đỡ những người phụ nữ cơ nhỡ, thu gom các hài nhi xấu số, sức khỏe bà Nhiệm cũng giảm sút nhiều. Nhưng cứ nghĩ đến những cháu nhỏ bị bỏ rơi ở vệ đường, ở những đống rác, người phụ nữ ấy lại không thể ngồi yên được.

“Khi vẫn còn các cháu nhỏ bị bỏ rơi, khi còn sức khỏe là tôi vẫn đi đưa các cháu về án táng. Để các cháu nằm ngoài kia một mình lạnh lẽo lắm”, bà Nhiệm vừa nói, vừa hướng mắt nhìn xa xăm.

Để phòng ngừa hậu quả và nâng cao nhận thức của người dân về tình trạng nạo phá thai đáng báo động hiện nay, Tạp chí Khám phá kết hợp với Trang thông tin điện tử Eva.vn triển khai tuyến bài Hiện trạng nạo phá thai, những câu chuyện ám ảnh.

Kỳ 1: Việt Nam chỉ sau hai cường quốc dân số về nạo phá thai.

Kỳ 2: Hành trình xuyên đêm nhặt xác thai nhi và cuộc chạy đua để cứu sống em bé trong túi rác

Mời độc giả đón đọc Kỳ 4: "Những giọt nước mắt ở sau phòng phá thai" lúc 10h ngày thứ 7 (18/8) trên chuyên mục Tin tức.

Hành trình xuyên đêm nhặt xác thai nhi và cuộc chạy đua để cứu sống em bé trong túi rác
Vượt qua màn đêm, mưa gió,… hàng ngày, những tình nguyện viên vẫn rong ruổi trên khắp con phố để lượm nhặt thai nhi bị từ chối sự sống từ trong bụng...
Lê Phương - Trung Đức
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nạo phá thai