Ngọn hải đăng "hung thần" khiến 23 con tàu bị đắm, nhiều năm sau sự thật mới hé lộ

Ngày 29/06/2020 15:45 PM (GMT+7)

Mặc dù đã bị phá hủy nhưng đến nay, ngọn hải đăng được ví như "hung thần" này vẫn là một di tích nằm trong Danh sách Di sản Liên bang của Úc.

Ngọn hải đăng có tác dụng phát tín hiệu hướng dẫn cho tàu thuyền trên biển đi đúng hướng, xác định vị trí của mình, tránh những khu vực nguy hiểm, báo hiệu cho tàu thuyền những nơi có vách đá, đá ngầm, đồng thời hỗ trợ định vị cho máy bay. Trước khi con người phát minh ra những công cụ dẫn đường hiện đại, hải đăng vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trên thế giới lại có một ngọn hải đăng âm thầm "giết người" chỉ vì một sự nhầm lẫn.

Hải đăng Cape St George nằm cách vịnh Jervis của Úc khoảng 3km về phía nam. Được đề xuất xây dựng vào năm 1856 nhưng những tranh cãi xoay quanh ngọn hải đăng đã tồn tại từ khi bắt đầu cho đến lúc hoàn thành công trình vào năm 1860.

Ngọn hải đăng amp;#34;hung thầnamp;#34; khiến 23 con tàu bị đắm, nhiều năm sau sự thật mới hé lộ - 1

Ngọn hải đăng Cape St George thời điểm chưa bị phá bỏ.

Ngọn hải đăng Cape St George được ví như "hải đăng hung thần" vì khiến hàng loạt con tàu bị đắm, làm nhiều người tưởng rằng có một thế lực thần bí nào đó đã điều khiến. Mãi sau đó, sự thật mới được hé lộ là do những lỗi nghiêm trọng trong khâu khảo sát và xây dựng.

Trước đó, những quyết định về nhu cầu ánh sáng và vị trí của hải đăng Cape St George được đưa ra mà không tham khảo ý kiến Hội đồng Phi công và cơ quan kiểm soát. Hậu quả là người ta không thể nhìn thấy ánh sáng của ngọn hải đăng từ phương Bắc khi tới gần vịnh Jervis và hầu như không thể nhìn thấy được từ phía nam.

Ngọn hải đăng amp;#34;hung thầnamp;#34; khiến 23 con tàu bị đắm, nhiều năm sau sự thật mới hé lộ - 2

Hải đăng Cape St George hiện nay chỉ còn lại tàn tích.

Hơn nữa, bản đồ ban đầu và việc đánh dấu vị trí ngọn hải đăng được đề xuất không chính xác tới nỗi về sau người ta đã nghi ngờ liệu máy bay và tàu thuyền có nhìn thấy được ánh sáng của nó hay không. Qua kiểm tra, người ta phát hiện ra rằng ngọn hải đăng cách 4km về phía Bắc so với vị trí đã định trước đó. Nhà thầu dường như đã xây dựng ngọn hải đăng để gần mỏ đá mà ông ta khai thác. Sau khi hoàn thiện, đoàn kiểm tra phát hiện vị trí thực tế đã xê dịch so với dự kiến. Chính quyền bang New South Wales đã lập một ủy ban để điều tra các lỗi trong việc định vị ngọn hải đăng.

Chính vì những cẩu thả trong thiết kế, xây dựng ngọn hải đăng Cape St George mà từ năm 1864-1893, có 23 con tàu đã bị đắm tại bờ biển phía nam bang New South Wales, trong vùng lân cận vịnh Jervis. Ngọn hải đăng này cuối cùng được thay thế bằng một ngọn hải đăng mới ở mũi Perpendicular. Đây là vị trí phù hợp hơn nhiều để dựng hải đăng tại khu vực bờ biển này. Đèn sau đó được gỡ bỏ và sử dụng cho hải đăng Crookhaven Heads được xây dựng vào năm 1904.

Ngọn hải đăng amp;#34;hung thầnamp;#34; khiến 23 con tàu bị đắm, nhiều năm sau sự thật mới hé lộ - 3

Ngọn hải đăng mới được thay thế cho hải đăng Cape St George.

Sau khi đưa ngọn đèn mới được đưa vào sử dụng, người ta cho rằng sẽ có sự nhầm lẫn khi có 2 tòa tháp ở gần nhau như vậy, và điều này sẽ là mối nguy hiểm cho những người đi biển vào ban ngày. Do đó, tháp Cape St George đã được dùng cho mục đích tập trận của Hải quân Úc từ năm 1917-1922 và sau đó đã bị phá hủy. Tàn tích của hải đăng Cape St George được liệt vào danh sách Di sản Liên bang của Úc vào năm 1981, được xem là di tích cho sự chiếm đóng của châu Âu thời kỳ đầu.

Ly kỳ những vụ chết đi sống lại: Sống dậy trên bàn mổ tử thi nhờ tiếng ngáy bí ẩn
Chết đi sống lại tưởng như là chuyện phi lý không thể xảy ra nhưng lại có thật. Rất nhiều vụ người đã qua đời nhưng đột nhiên sống dậy nhờ một lý do...
Bảo Linh (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h