Những người có lồng ngực dị dạng mới ảnh hưởng đến sức khỏe và không thể lái xe”, chuyên gia ngành y phân tích.
Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải đang soạn thảo Dự thảo Thông tư liên tịch quy định Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe.
Năm 2008, Bộ Y tế ban hành 2 văn bản quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người điều kiển phương tiện giao thông. Trong đó quy định về “ngực lép không được lái xe”. Nhưng sau đó, quy định này bị Bộ Tư pháp tuýt còi nên quy định này bị hủy bỏ.
Mới đây một số thông tin cho rằng, quy định “ngực lép không được lái xe” có thể lại được đưa vào dự thảo Thông tư lần này.
Để làm rõ chiều cao, cân nặng, vòng ngực có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không, chúng tôi đã liên hệ với một số chuyên gia y tế.
Vòng ngực nhỏ dễ có bệnh về hô hấp
Theo TS.BS. Phạm Quang Tuệ, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, vòng ngực to hay nhỏ không ảnh hưởng gì đến việc lái xe.
Những người có lồng ngực dị dạng mới ảnh hưởng đến sức khỏe và không thể lái xe”, chuyên gia ngành y phân tích.
"Trừ những người có lồng ngực dị dạng mới ảnh hưởng đến sức khỏe và không thể lái xe", BS Tuệ nói.
TS Tuệ cho rằng, để xác định xem một người có đủ sức khỏe tham gia giao thông hay không không chỉ phụ thuộc vào vòng ngực mà phải phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, độ tuổi, và tiền sử bệnh tật.
Tuy nhiên, người có các chỉ số về chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, lực bóp tay thuận, lực kéo thân càng lớn thì người dân càng sức khỏe tốt hơn. Ngược lại, người có tỷ lệ chiều cao, cân nặng, vòng ngực không cân đối, dễ mắc các bệnh về hô hấp.
Nhưng, theo vị bác sĩ, nếu chiều cao của người đó đạt yêu cầu, trọng lượng cân nặng đạt yêu cầu mà vòng ngực nhỏ vẫn hoàn toàn đủ điều kiện lái xe.
BS Tuệ cũng thừa nhận chiều cao và thể lực của người Việt Nam hiện nay còn hạn chế, trung bình, cân nặng và sức bền còn thấp so với chuẩn quốc tế. Và để xác định vòng ngực của từng người là to, nhỏ hay bình thường còn phải phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng.
Nhưng không thể chỉ dựa vào vòng ngực
Theo quy chuẩn về chỉ số khối của cơ thể (BMI), chiều cao tương ứng với cân nặng được tính như sau: Lấy chiều cao (tính bằng cm) trừ đi 100, rồi lấy 9/10 của số còn lại. Ví dụ: một người cao 170cm sẽ có cân nặng nên có là: ( 170-100)× 9/10 = 63 kg. Trọng lượng tối đa cho phép là 10/10. Nghĩa là trọng lượng tối đa cho phép ở người cao 170cm là 70kg. Tương tự như vậy với người cao 160cm cân nặng nên có là: (160-100)× 9/10=54kg. Trong 2 ví dụ trên, cần phấn đấu không ở dưới mức 8/10 nghĩa là không dưới 56kg và 48kg. |
Trùng quan điểm với TS. Tuệ, BS Dương Đình Phúc, Trưởng khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện 354 cho rằng, những người thấp bé nhẹ cân vẫn có thể lái xe bình thường. Theo BS Phúc, không nên dựa vào chỉ số chiều cao, vòng ngực, cân nặng để cấp giấy phép lái xe.
"Thi giấy phép lái xe chỉ cần kiểm tra về trí tuệ, tâm thần và thị lực (khả năng nhận biết màu sắc) chứ không nên đưa vấn đề sức khỏe cơ bắp đặc biệt là vòng ngực vào kiểm tra”, BS Phúc nhấn mạnh.
Cũng theo quy định trước đây, để được lái xe, lực bóp tay là 26 kg. Theo BS Phúc với yêu cầu này là quá nặng kể cả với nam giới trưởng thành huống chi là phụ nữ.
Ông Phúc cũng cho biết, những người quá thấp, quá nhẹ nên có một loại xe riêng cho phù hợp với vóc dáng.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tich Hiệp hội Vận tải Ô tô cũng cho rằng, quy định về vòng ngực, lực bóp tay để lái xe là rất kỳ cục. Kể cả người khuyết tật vẫn cần tạo điều kiện để được lái những loại xe phù hợp với vóc dáng, khả năng. Vậy người có sức khỏe bình thường không có lý do gì lại không được lái xe.
“Có chăng, chỉ nên khuyến cáo những người thấp bé, nhẹ cân, sức khỏe kém, hoặc mắc một số chứng bệnh hạn chế lái xe mà thôi”, ông Nguyễn Văn Thanh nói thêm.
Trước đó, ông Lương Ngọc Khuê, Cục Trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đến thời điểm này, Bộ Y tế mới chỉ thành lập ban soạn thảo và chưa công bố nội dung dự thảo liên quan đến chuyện “ngực lép” không được lái. Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh cho rằng, tiêu chí “vòng ngực” chỉ là một trong nhiều chỉ số sinh học được đưa ra để đảm bảo sức khỏe của người lái xe. Trước khi soạn thảo Bộ Y tế sẽ khảo sát các thông số, chỉ số sinh học (chiều cao, cân nặng, số đo vòng ngực, tình trạng sức khỏe) của những người đang lái xe. Các chỉ số khảo sát này góp phần làm cơ sở xây dựng các chỉ số sức khỏe bảo đảm cho vận hành phương tiện giao thông. Cũng trong ngày 26/8, Bộ Y tế đã chính thức ra thông cáo báo chí sau khi các báo đăng tải thông tin "ngực lép" không được lái xe. Theo đó, để bảo đảm tính khoa học chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn, khả thi khi ban hành thông tư, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo việc thực hiện nghiên cứu, đánh giá khoa học về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe trước khi ban hành thông tư. Khi đánh giá khoa học phải căn cứ vào các chỉ số sinh lý người Việt Nam bình thường; căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng sức khỏe người lái xe hiện tại và có tham khảo quốc tế. |