“Tôi thấy máy móc dù xịn đến đâu thì dùng 5 đến 10 năm là cũ hoặc hư hỏng. Tôi lại có tuổi, muốn làm cái gì đó “tuổi thọ” lâu đời hơn máy móc nên đã nảy ra ý tưởng làm nhà xoay tròn", ông Lượng chia sẻ.
Gần đây, dư luận nói chung và người dân Bắc Giang nói riêng không khỏi bàn tán về ngôi nhà 2 tầng có thể xoay 360 độ - liên tục trong thời gian dài. Ai cũng dành lời khen gợi đến người thiết kế, đồng thời là chủ nhân của căn nhà “độc nhất vô nhị” này.
Song ít ai biết rằng, căn nhà này chính là “nguồn cơn” xảy ra tranh chấp về bản quyền giữa hai người hàng xóm. Thậm chí đến giờ ông Lượng (SN 1957) vẫn chưa hết bức xúc khi có người nhắc đến.
Ông Lượng vốn là thợ cơ khí, nổi tiếng sửa chữa đồ giỏi. Nhà nào có máy móc, đồ đạc gì hỏng đều nhờ ông đến xem giúp. Ngoài ra ông còn có một niềm đam mê với sáng tạo, sáng chế các loại máy móc hữu ích cho nhà nông. “Tôi thấy máy móc dù xịn đến đâu thì dùng 5 đến 10 năm là cũ hoặc hư hỏng.
Tôi lại có tuổi, muốn làm cái gì đó “tuổi thọ” lâu đời hơn máy móc nên đã nảy ra ý tưởng làm nhà xoay tròn. Tôi tìm hiểu trên thế giới chưa có ai làm được căn nhà như thế bằng bê tông, chỉ có kiểu khung sắt như đu quay, có bánh xe và chạy bằng động cơ.
Ngôi nhà 2 tầng có thể xoay 360 độ - liên tục trong thời gian dài.
Nhiều người biết chuyện nói tôi gàn dở, làm sao mà làm được như vậy. Nhưng tôi vẫn luôn nghĩ mình sẽ làm được cái nhà xoay “sống” được 100 năm. Có khi tôi nằm xuống, con cháu và người đời vẫn nghĩ đến tôi với giao thoại xây dựng ngôi nhà này”, người đàn ông quê Bắc Giang chia sẻ.
Năm 2009, ông Lượng bắt tay vào việc lên ý tưởng xây dựng ngôi nhà. Sau đó ông tiến hành xin giấy phép xây dựng trên khu đất rộng 10ha được thuê 50 năm. Năm 2016, ông hoàn thành xong ngôi nhà xoay có diện tích 172m2.
“Tôi nghèo vì làm cái nhà này! Tôi còn cãi nhau với vợ và anh em trong nhà do họ không đồng ý, gạt đi ý tưởng này. Nhưng tôi là người đã quyết cái gì là làm đến cùng, miễn không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình”, người đàn ông tâm sự.
Nhắc đến chuyện ngôi nhà xoay đã hoàn thiện 100% hay chưa, ông Lượng thật thà cho biết hệ thống xoay đã xong nhưng chưa có đủ kinh phí để hoàn thiện tất cả. Ví dụ như tầng trên đã lắp đặt đủ đầy đồ vệ sinh nhưng chưa hoàn thành hệ thống điện nước. Thậm chí sơn tường cũng là anh em bạn bè cùng chung tay làm, chứ ông không có tiền để sơn ve…
Ngôi nhà rộng 172m2 được xây dựng trên mảnh đất rộng 50ha.
“Ngôi nhà của tôi đặc biệt lắm, có thể xoay tròn 360 độ. Tôi có thể điều chỉnh để nhà xoay theo mọi hướng với tốc độ quay khác nhau: chậm nhất là 24h/vòng quay, nhanh nhất khiến nhiều người cảm thấy chóng mặt. Tôi kết nối tất cả hệ thống với điện thoại để có thể tắt – bật chế độ xoay từ xa”, ông Lương hào hức khoe.
Về cơ thế xoay tự động 360 độ, ông Lượng cho biết nhiều người đồn đoán để vận hành được ngôi nhà nặng 420 tấn sẽ tốn rất nhiều điện, lãng phí năng lượng. Nhưng thực tế nó tiêu tốn công suất điện chỉ tương đương bật 1 chiếc quạt.
“Tôi phải có bí quyết mới làm được vậy! Nó năm ở chỗ có bể nước chứa trong nhà. Có nước mới nhẹ nhàng xoay chuyển. Mọi người cứ tưởng tượng nếu tôi dùng motor để chạy thì tốn bao nhiêu vòng bi, bánh xe cho cỗ máy chứ? Hơn cả tôi cũng chẳng thể chế tạo được cái máy xịn xò, nhiều chi tiết như thế.
Bằng sáng chế độc quyền Nhà quay trong bể nước của ông Lượng được công nhận vào năm 2022.
Tôi cũng muốn tiết lộ ngôi nhà nổi được nhờ hầm phao ngầm có đường kính lên tới 12m, kết hợp hệ thóng chân vịt, trục quay. Thú thực tôi đã dồn rất nhiều tâm huyết, trí tuệ và tiền bạc để hoàn thành ngôi nhà xoay. Tôi rất tự hào về chính mình và sản phẩm mình tạo ra”, ông Lương hạnh phúc nói.
Vừa dứt lời, người đàn ông thở dài rồi trầm ngâm ngồi lâu. Sau đó ông buồn rầu cho biết ngôi nhà xây xong cũng là lúc xảy ra việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ cho kỹ thuật. “Tôi chính là người đầu tư toàn bộ tiền, đất đai và sáng chế căn nhà này.
Tuy nhiên ban đầu tôi có chia sẻ ý tưởng với người bạn hàng xóm. Và khi hoàn thành, tôi giao chìa khoá nhà xoay cho họ giữ 3 năm, đồng thời nhờ làm đăng ký bản quyền. Song họ lại đăng ký tên của họ là chủ sở hữu sáng chế, chỉ công nhận tôi là đồng tác giả, hưởng 5% tiền tác quyền nếu đem ra kinh doanh. Tôi đã mất thời gian dài để đòi lại công bằng", ông Lượng chia sẻ.
Theo tìm hiểu, sau thời gian dài tranh chấp, Cục sở hữu Trí tuệ đã giải quyết trường hợp giữa ông Lượng và người bạn hàng xóm theo Quyết định số 3612w/QĐ-SHTT ngày 24/02/2023,. Theo đó, hủy bỏ hiệu lực đối với Bằng độc quyền sáng chế của bạn ông Lượng do không có cơ sở xác minh một trong các tác giả sáng chế đã chuyển nhượng quyền nộp đơn cho chủ đơn. Riêng bằng độc quyền sáng chế số của ông Lượng còn nguyên hiệu lực.