Một cụ ông ở Hồ Bắc sống trong căn nhà cũ dột nát nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng ngôi nhà này lại có giá trị lên tới 2,6 nghìn tỷ đồng.
Một cụ ông ở Hồ Bắc có cuộc sống khó khăn, chật vật. Tổ tiên của ông đã làm việc chăm chỉ và xây được một ngôi nhà gỗ. Ngôi nhà này được truyền từ đời này sang đời khác và ông hiện đang sống ở đó. Tuy nhiên, do quy hoạch của địa phương cần phải phá bỏ ngôi nhà nên ông lão đã nhờ chuyên gia đến thẩm định. Vì ông cho rằng ngôi nhà của gia đình được xây từ nhiều đời trước nên có khả năng đó là nhà cổ.
Cụ ông vốn là một hộ nghèo ở vùng núi Hồ Bắc. Khu vực này xa trung tâm thành phố, giao thông đi lại không thuận tiện. Việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài cũng khá khó khăn.
Cuộc sống của gia đình ông chủ yếu là tự cung, tự cấp. Ông sống bằng nghề trồng trọt, cả đời cúi mặt xuống đất. Với thu nhập hiện tại, ông không thể cáng đáng được gia đình. Các con của ông cũng phải tự bươn chải kiếm ăn. Cuộc sống gia đình ông lão vô cùng khó khăn. Sau này ông biết chính quyền có chính sách hỗ trợ hộ nghèo nên ông đã nộp đơn xin hộ nghèo. Hàng tháng, ông nhận được một khoản tiền trợ cấp, cuộc sống được cải thiện chút ít.
Dù vậy tiền bạc cũng chỉ đủ chi tiêu hàng ngày, không có tiền tiết kiệm. Ngày tháng trôi qua, con trai ông cũng lớn và đến tuổi lập gia đình. Ông còn không có đủ tiền tổ chức đám cưới cho con. Vì vậy cậu con trai dù thích người ta cũng không dám nói với bố chuyện muốn kết hôn và chọn cách tiếp tục sống độc thân.
Sau này, con cái của ông nhận ra không thể tiếp tục sống như vậy nên quyết định ra ngoài làm việc. Ông là người duy nhất còn ở lại ngôi nhà, nhận trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, trông coi căn nhà cũ nát của mình.
Nhận thấy nhiều ngôi nhà trên núi xuống cấp, mưa gió rất nguy hiểm, chính quyền địa phương đã lập phương án tháo dỡ, xây dựng lại để giúp đỡ người dân.
Sau một hồi đấu tranh tâm lý, ông quyết định phá dỡ ngôi nhà. Và trước khi phá dỡ, ông đã tìm cách chuyên gia đến thẩm định giá trị. Vì ông biết đây là ngôi nhà được truyền nhiều thế hệ, có lịch sử cả trăm năm.
Lúc đầu, các chuyên gia không coi trọng ngôi nhà. Nhưng khi vừa bước vào, họ sững sờ, trên mặt đầy vẻ phấn khích.
Họ xác định điều quý giá ở ngôi nhà không phải là "thâm niên" mà là vật liệu xây dựng nên nó. Các chuyên gia nhận định, ngôi nhà này được xây dựng bằng gỗ trinh nam thớ vàng rất quý, là loài cây đặc hữu đang bị đe dọa. Vì vậy ngôi nhà này được ước tính có giá trị 800 triệu tệ (hơn 2,6 nghìn tỷ đồng).
Gỗ trinh nam thớ vàng đắt đỏ vì số lượng hiếm và rất khó tạo hình. Vào thời xưa, trinh nam thớ vàng được sử dụng bởi các quý tộc hoàng gia. Ông lão vô cùng choáng váng khi biết giá trị thực của ngôi nhà.
Ông suy nghĩ nhiều về việc có nên bán nhà lấy tiền không? Nếu làm vậy ông sẽ sống sung sướng cả đời. Nhưng đó là ngôi nhà tổ tiên để lại, chứa đựng bao kỉ niệm ngọt bùi nên ông không đành lòng. Cuối cùng ông lão quyết định tặng ngôi nhà lại cho nhà nước.
Ông nghĩ rằng như vậy, ngôi nhà có thể được bảo vệ tốt hơn, hơn nữa cũng không an toàn cho người già khi sở hữu ngôi nhà đắt tiền như vậy.
Sau đó, chính quyền địa phương đã đưa ngôi nhà gỗ trinh nam thớ vàng thành một địa điểm du lịch. Đồng thời, chính quyền cũng lên chính sách hỗ trợ cho gia đình ông lão để giúp ông thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn. Nhờ vậy cuộc sống của ông cũng được cải thiện nhiều. Thi thoảng buồn, ông lại có thể về thăm ngôi nhà cũ, ở lại đó vài ngày để ôn lại kỉ niệm.