Sử sách ghi chép lại rằng Từ Hy Thái hậu là một mỹ nhân thướt tha yêu kiều, nhan sắc chói lọi rực rỡ.
Từ Hy Thái hậu là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong giai đoạn phong kiến cổ đại Trung Quốc. Bà chính là người đã thống trị vương triều Đại Thanh trong gần nửa thế kỷ, cũng là người biến 2 vị Hoàng đế trẻ là Đồng Trị và Quang Tự trở thành những nạn nhân trong trò chơi quyền lực của mình. Suốt những năm buông rèm nhiếp chính, Từ Hy Thái hậu lập công không ít mà gây họa cũng chẳng kém. Sự tham lam, xa đọa và độc ác của Từ Hy Thái hậu đã khiến dân chúng lầm than, khổ sở cùng cực.
Sau này, những nghiên cứu về cuộc đời của Từ Hy Thái hậu vẫn được hậu thế hết sức quan tâm, trong đó có nhiều câu hỏi đặt ra về nhan sắc thực sự của bà.
Dung mạo của Từ Hy Thái hậu trong sử sách Trung Quốc
Trong cuốn sách "Mãn Thanh ngoại sử" đã miêu tả về vị thái hậu Từ Hy như sau: "Tuổi tuy còn nhỏ nhưng rất thông tuệ, nhan sắc không có đối thủ". Sự miêu tả này rất quy cách và tiêu chuẩn, rất phù hợp với cách viết trong những tài liệu lịch sử truyền thống.
Một tỳ nữ như hình với bóng với Từ Hy Thái hậu là Dụ Đức Linh cũng đã miêu tả Từ Hy trong tác phẩm của bản thân là: "Từ Hy là một mỹ nhân thướt tha yêu kiều, nhan sắc chói lọi rực rỡ, dáng người thẳng và cao, tuy rằng gương mặt thái hậu đã dần già đi, nhưng vẫn giữ được khí chất trang trọng, thanh lịch".
Tuy nhiên, người ta cho rằng những dòng miêu tả của Dụ Đức Linh là không thực tế và không đáng tin bởi người này có quan hệ thân thiết với Từ Hy Thái hậu, hơn nữa luôn thêm thắt những tình tiết mang tính "tiểu thuyết" trong tác phẩm của mình.
Ngoài ra, cũng có nhiều thông tin cho rằng những nhà ghi chép sử sách trong lịch sử đã cố tình phóng đại, khoa trương nhan sắc của Từ Hy Thái hậu nhằm nịnh nọt bà, hoặc chỉ đơn giản là không làm phật lòng bà để giữ được cái mạng của mình.
Nhan sắc của của Từ Hy Thái hậu qua con mắt của người ngoại quốc
Thời điểm Từ Hy Thái hậu còn sống, bà từng tiếp đón rất nhiều người ngoại quốc, trong đó có cả những nhà nghệ thuật tới Trung Quốc để thăm thú, học hỏi. Những người này đã may mắn nhìn thấy dung mạo thực sự của Từ Hy.
Năm 1903, họa sĩ chân dung người Mỹ Katharine Carl được yêu cầu đến Trung Quốc để hoàn thành một nhiệm vụ rất đặc biệt, đó là vẽ tranh cho Từ Hy Thái hậu. Bà được mời ở lại trong cung 9 tháng và thường xuyên được tiếp xúc gần gũi với Từ Hy Thái hậu. Người này đã miêu tả Từ Hy Thái hậu như sau: "Đẹp động lòng người, trẻ trung xinh đẹp, nhìn dáng vẻ không hề giống với một người đã đến tuổi 70".
Katherine Carl còn nói thêm: "Giả dụ, nếu như tôi không biết trước chuyện thái hậu đã 69 tuổi, nhất định tôi sẽ cho rằng thái hậu là một phụ nữ tuổi khoảng trên dưới 40, rất biết cách chăm sóc sắc đẹp".
Hubert Vos - họa sĩ người Mỹ từng vẽ tranh cho Từ Hy đã có những lời khen giành cho thái hậu sau khi diện kiến bà: "Vùng ấn đường của thái hậu tràn đầy sự nhân ái và khát vọng theo đuổi cái đẹp".
Trước khi diện kiến thái hậu, Hubert Vos đã từng xem qua ảnh của Từ Hy Thái hậu. Thế nhưng sau khi được gặp con người thật của Từ Hy, vị họa sĩ này cho rằng, khi nhìn bên ngoài Từ Hy thậm chí còn đẹp hơn trên ảnh, mang lại cảm giác "vừa nhìn đã thích".
Điều làm cho những người ngước ngoài bàn tán không ngừng đó là vào năm 1902, một sĩ quan kiêm công sứ ngoại quốc nước Anh, tên Edmund Backhouse được Từ Hy diện kiến. Vị sĩ quan tuổi mới 20, dung mạo anh tuấn tự tại, thông thạo hơn 20 ngôn ngữ này vậy mà lại nảy sinh cảm giác "vừa gặp đã yêu" đối với vị thái hậu đã ngoài 60 tuổi như Từ Hy. Sau đó, Edmund Backhouse thường xuyên ra vào hoàng cung Đại Thanh, thói quen này của vị sĩ quan trẻ tuổi đã lặp đi lặp lại cho đến khi Từ Hy qua đời mới dừng lại.
Sau này, Edmund Backhouse đã viết một cuốn hồi ký có tên "Sự suy tàn của Mãn Châu", trong đó có nhiều đoạn mô tả dung mạo đẹp đẽ và cuốn hút của Từ Hy Thái hậu.