Nhật Bản vừa phát hiện 18 trường hợp trẻ em bị ung thư tuyến giáp tại Fukushima sau thảm họa hạt nhân và rò rỉ phóng xạ hồi năm ngoái.
Phát hiện này được công bố hôm thứ Ba (20/7) bởi ủy ban kiểm tra ảnh hưởng của phóng xạ đối với sức khỏe của người dân tại tỉnh Fukushima.
Có khoảng 360.000 trẻ em dưới 18 tuổi sống trong khu vực bị chịu ảnh hưởng bởi sự cố rò rỉ hạt nhân từ nhà máy Fukushima được xét nghiệm ung thư tuyến giáp thường xuyên cho đến hết đời. Xét nghiệm được thực hiện 2 năm một lần cho tới khi trẻ được 20 tuổi, sau đó 5 năm một lần.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima tan hoang sau sóng thần.
Chất phóng xạ phát ra từ thảm họa hạt nhân có thể tích tụ trong tuyến giáp của trẻ gây ung thư tuyến giáp hoặc viêm cầu thận.
Cuối tháng 7 vừa qua, chính quyền Fukushima đã tiến hành kiểm tra y tế cho 210.000 trẻ trong vùng bị ảnh hưởng. Bên cạnh 18 em bị phát hiện ung thư, 25 em khác cũng bị nghi có khả năng nhiễm bệnh.
Tỷ lệ ung thư tuyến giáp ở trẻ em được cho là chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, trong hàng trăm ngàn mới có 1 em bị nhiễm. Ở Nhật, 26 người dưới 20 tuổi bị phát hiện ung thư tuyến giáp vào năm 2006.
Hôm 11/3/2011, Nhật Bản đã phải hứng chịu một trận động đất mạnh 9 độ Richter kéo theo sóng thần, khiến 19.000 người thiệt mạng, nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị phá hủy, kéo theo rò rỉ phóng xạ, buộc 160.000 người phải sơ tán tới nơi ở mới.
Đây được coi là sự cố hạt nhân lớn nhất của thế giới kể từ khi một lò phản ứng phát nổ tại nhà máy điện Chernobyl ở Ukraine năm 1986.
Điểm khác biệt giữa hai sự cố hạt nhân này là những người sống gần Chernobyl, đặc biệt là trẻ em, đã uống phải sữa có nhiễm xạ, khiến tỷ lệ bị ung thư tuyến giáp tăng. Trong khi tỷ lệ này tại Nhật Bản là rất thấp