Nhiều SIM có thể bị khóa sau ngày mai (31/3): Cách tra cứu nhanh nhất để biết SIM của bạn có bị khóa hay không

H.A - Ngày 30/03/2023 14:28 PM (GMT+7)

Sau ngày 31/3, những thuê bao không chuẩn hóa thông tin theo cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa một chiều. Vì vậy, người dùng cần kiểm tra thông tin để sớm chỉnh sửa nếu cần để tránh bị khóa SIM.

Theo số liệu của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, cho đến ngày 29/3, đã có 1.909.805 người dùng đã cập nhật thông tin cá nhân. Tuy nhiên, số này chỉ chiếm 49,56% trong tổng số 3,8 triệu thuê bao phải chuẩn hóa thông tin. Vì vậy, còn gần 2 triệu người dùng chưa cập nhật thông tin cá nhân theo quy định.

Theo quy định, nếu khách hàng chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa trước ngày 31/3, các nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ một chiều và gửi thông báo tới chủ thuê bao.

Đến ngày 15/4, các thuê bao chưa đáp ứng yêu cầu sẽ bị khóa dịch vụ 2 chiều và nếu khách hàng vẫn không bổ sung hoặc điều chỉnh thông tin đúng quy định kịp thời, số thuê bao sẽ bị thu hồi từ ngày 15/5.

Những thuê bao di động nào hiện có thông tin không trùng khớp sẽ nhận được tin nhắn thông báo từ các nhà mạng để cập nhật thông tin cá nhân cho tài khoản thuê bao. Kể từ khi nhận thông báo, chủ thuê bao có 15 ngày để cập nhật thông tin trước khi bị khóa liên lạc một chiều.

Sau 15 ngày tiếp theo, nếu vẫn chưa cập nhật thông tin cho chính xác, thuê bao sẽ bị khóa liên lạc hai chiều. 60 ngày kể từ khi nhận được thông báo đầu tiên mà chưa cập nhật thông tin, thuê bao di động sẽ bị ngừng hợp đồng.

Nhận được tin nhắn từ bradname của nhà mạng (Viettel, VinaPhone, Mobifone) thì người dân nên thực hiện theo cách hướng dẫn của nhà mạng, để tránh trường hợp bị khóa SIM sau 31/3.

Nhận được tin nhắn từ bradname của nhà mạng (Viettel, VinaPhone, Mobifone) thì người dân nên thực hiện theo cách hướng dẫn của nhà mạng, để tránh trường hợp bị khóa SIM sau 31/3. 

Cách kiểm tra thuê bao có bị khóa hay không

Trong trường hợp không nhận được tin nhắn, nhưng bạn muốn kiểm tra số điện thoại của mình có thông tin thuê bao chính xác, chính chủ hay chưa, người dùng có thể soạn tin nhắn miễn phí theo cú pháp TTTB gửi 1414. Chờ trong giây lát, tổng đài 1414 sẽ phản hồi lại tin nhắn của bạn thông tin cá nhân của số điện thoại di động đang sử dụng, bao gồm họ, tên, ngày sinh, số căn cước công dân, nơi cấp, ngày cấp…

Nếu những thông tin do tổng đài 1414 cung cấp chính xác với thông tin cá nhân hiện tại của bạn, nghĩa là thuê bao di động đã có thông tin chính xác và người dùng không cần phải làm gì thêm.

Ngoài ra, bạn có thể gọi trực tiếp lên tổng đài của nhà mạng để kiểm tra. 

Hướng dẫn thay đổi thông tin thuê bao khi bị sai lệch

MobiFone

Nếu bạn đang sử dụng mạng di động MobiFone và phát hiện thông tin thuê bao của mình bị sai lệch hoặc không chính xác với tin nhắn phản hồi của tổng đài 1414. Khi đó, bạn có thể thực hiện theo các bước sau để cập nhật lại thông tin chính xác cho thuê bao của mình.

- Đầu tiên, bạn cài đặt ứng dụng My MobiFone phiên bản dành cho điện thoại thông minh (smartphone) Android và phiên bản dành cho iOS.

- Đăng nhập (hoặc đăng ký tài khoản) bằng số thuê bao mình đang sử dụng. Tại giao diện chính của ứng dụng, nhấn vào nút "Khác" ở góc trên bên dưới, sau đó từ menu chọn "Thông tin khách hàng".

- Nếu thuộc diện thuê bao cần phải chuẩn hóa lại thông tin cá nhân, bạn chọn "Đăng ký thông tin" từ giao diện hiện ra, sau đó thực hiện theo hướng dẫn để cập nhật lại thông tin của mình với nhà mạng.

Nhiều SIM có thể bị khóa sau ngày mai (31/3): Cách tra cứu nhanh nhất để biết SIM của bạn có bị khóa hay không - 2

Mạng Viettel

Nếu phát hiện thông tin thuê bao của mình bị sai lệch hoặc không chính xác, người dùng mạng Viettel có thể thực hiện theo các bước sau để cập nhật lại thông tin cho thuê bao của mình.

- Đầu tiên, bạn download và cài đặt ứng dụng My Viettel vào smartphone. Bạn có thể download ứng dụng dành cho Android và phiên bản dành cho iOS.

- Sau khi cài đặt ứng dụng MyViettel, bạn đăng nhập vào tài khoản của mình. Trong trường hợp chưa có tài khoản, bạn sử dụng số điện thoại cần chỉnh sửa thông tin để đăng ký một tài khoản mới.

- Từ giao diện chính của ứng dụng, bạn nhấn vào nút tìm kiếm ở góc trên bên phải, tìm kiếm với từ khóa "Chuẩn hóa thông tin".

- Tại kết quả tìm kiếm, bạn chọn "Chuẩn hóa thông tin" ở mục "Tính năng".

- Cuối cùng, bạn điền thông tin cá nhân và thực hiện theo những yêu cầu do ứng dụng cung cấp. Hệ thống thực hiện một cuộc gọi video call đến số điện thoại của người dùng. Bạn nhận cuộc gọi này và hoàn tất

VinaPhone

Tương tự, người dùng mạng Vinaphone cũng có thể chỉnh sửa thông tin nếu không chính xác thông qua ứng dụng của nhà mạng này.

- Đầu tiên, bạn download ứng dụng My VNPT dành cho Android hoặc dành cho iOS.

- Sau khi khởi động ứng dụng, đăng nhập vào tài khoản (hoặc chọn đăng ký nếu đây là lần đầu tiên dùng ứng dụng) bằng số điện thoại VinaPhone cần chỉnh sửa thông tin.

- Tại giao diện chính của ứng dụng, bạn chọn "Thông tin thuê bao". Nếu người dùng thuộc đối tượng phải chuẩn hóa thông tin thuê bao thì tại đây sẽ xuất hiện tùy chọn "Cập nhật thông tin". Bạn nhấn vào tùy chọn này và làm theo hướng dẫn của ứng dụng.

Sim di động đang dùng số CMND cũ có bị khoá không?

Một đại diện của một nhà mạng di động tại Việt Nam cho biết, trước đây nhiều người khi đăng ký thông tin cá nhân với nhà mạng đã sử dụng số CMND cũ vì chưa được cấp CCCD. Do đó, thông tin số CMND của những người dùng này vẫn được ghi nhận và không bị bắt buộc phải chuyển sang số CCCD mới khi chuẩn hóa thông tin thuê bao di động.

Việc thông tin thuê bao đã đăng ký chính chủ bằng CMND cũ cũng có hiệu lực tương đương số CCCD. Tuy nhiên, nếu đã có CCCD, người dân nên sớm cập nhật lại thông tin thuê bao theo giấy tờ CCCD mới nhất vì khi cần sử dụng dịch vụ, đăng ký qua cổng dịch vụ công quốc gia sẽ phải kiểm tra đối chiếu thông tin thuê bao với các nhà mạng.

Xử lý thế nào khi bị khóa một chiều?

Trước hết, để đảm bảo không bị khóa một chiều (gọi đi), người dùng nên thực hiện việc chuẩn hóa thông tin theo hướng dẫn từ nhà mạng sau khi nhận tin nhắn thông báo yêu cầu. Sau 15 ngày từ khi nhận tin nhắn, thuê bao sẽ bị khóa một chiều và nhà mạng khóa chiều thứ hai (gọi đến) sau 15 ngày tiếp theo. Người dùng có tối đa 1 tháng kể từ khi bị khóa 2 chiều để đăng ký, chuẩn hóa thông tin. Hết thời hạn trên, thuê bao sẽ bị chấm dứt hợp đồng (thu hồi số).

Trường hợp cho rằng số điện thoại của mình bị khóa nhầm dù đầy đủ thông tin đăng ký hợp pháp, trùng khớp với CSDLQG về dân cư, chủ thuê bao có thể liên hệ trực tiếp với tổng đài của nhà mạng hoặc gặp hỗ trợ viên ở đại lý để được hướng dẫn hoàn tất thủ tục, đối chiếu trước khi hết thời hạn 30 ngày.

Có nguy cơ 1,76 triệu thuê bao bị khóa dịch vụ 1 chiều từ 0h đêm nay
Đến sáng 31-3 đã có 1,99 triệu thuê bao chuẩn hóa thông tin cá nhân; với tốc độ đăng ký 100.000 thuê bao/ngày, dự báo đến 0 giờ 1-4 còn 1,76 triệu thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin sẽ bị khóa 1 chiều dịch vụ

Tin tức 24h

Theo H.A (tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h