"Đường hầm" dưới nhà ga dài gần 100m, phía trên là một khối thép khổng lồ với giàn giáo, thanh sắt rời.
Người dân phải đi xuyên qua "lô cốt" nhà ga Hoàng Cầu trong tâm trạng bất an.
Hằng ngày, người dân đi qua công trình nhà ga Hoàng Cầu của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đều có một cảm giác chung đó là lo sợ, bất an. "Đường hầm" dưới nhà ga dài gần 100m, phía trên là một khối thép khổng lồ với giàn giáo, thanh sắt rời nhưng lại được che chắn bởi những tấm lưới, mảnh tôn tạm bợ
"Mỗi lần đi qua chỗ này, tôi đều sợ nhỡ có gì trên kia rơi trúng vào người", ông Nguyễn Văn Nam cho biết.
Trước đó, vào ngày 4/5, một người đàn ông điều khiển xe máy qua công trường này đã bị thanh sắt đường kính 1cm, dài khoảng 40cm rơi trúng tay.
Theo ghi nhận của phóng viên tại nhà ga Hoàng Cầu, dự án này vẫn đang trong quá trình xây dựng. Phần xây dựng thô của dự án chìa ra ngoài vượt qua phần tôn bao quanh công trường. Ngay phía bên dưới dự án là dòng người thường xuyên qua lại rất đông.
Theo người dân ở khu vực Hoàng Cầu, mặc dù công trường đã được che chắn bằng lưới và tôn nhưng các tia hàn của dự án trên cao vẫn làm thủng và rơi xuống bên dưới. Đặc biệt là những thanh sắt rơi xuống sẽ gây nguy hiểm cho người dân đi phía dưới.
Tại khu vực này, từ khi nhà ga Hoàng Cầu được xây dựng, tình trạng ùn tắc liên tục diễn ra, nhất là vào giờ cao điểm.
Để thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), hàng loạt lô cốt được dựng lên dọc tuyến. Nơi có hệ thống giàn giáo lớn nhất chính là nhà ga Hoàng Cầu, đoạn gần ngã ba Xã Đàn.
Phía trên nhà ga, sắt thép nằm ngổn ngang. Bao quanh toàn bộ nhà ga là những tấm lưới màu xanh nhìn rất tạm bợ.
Đi qua đây, nhiều người cảm thấy rất lo sợ bởi phía trên đầu họ là một lô cốt khổng lồ được che chắn tạm bợ.
Ban ngày đi trên đường mà như xuyên qua hầm tối.
"Hầm" dài hơn 100 mét, rộng khoảng 5 mét. Phía trên được chắn bởi một tấm lưới.
Phần xây dựng thô của dự án chìa ra ngoài vượt qua phần tôn bao quanh công trường. Lưới chắn rách tả tơi, sắt thép chìa ra...
Nhiều tấm tôn đã rời ra, tạo thành những lỗ thủng ngay trên đầu người đi đường.
Các phương tiện từ hướng Xã Đàn, Hào Nam đi vào phố Hoàng Cầu đều phải giảm tốc độ. khu vực này thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.
Nhìn từ xa trước khi đi vào cửa "hầm" đã có một cảm giác lo sợ. Khi tới cửa hầm, cảm giác đó càng tăng lên bởi ngay cửa vào, lưới rụng tả tơi.
Một bên "hầm" hướng Thái Hà - Hào Nam đã được tháo giàn giáo và lưới chắn. Tuy nhiên phần tôn chìa ra khoảng gần 2m phía trên được gắn sơ sài là mối lo lắng của người dân khi lưu thông qua đây.
Những tấm sắt lớn nhô ra gây cảm giác lo sợ cho bất cứ ai.
Một số người buôn bán đồ gia dụng cũ bày hàng ngay dưới chân giàn giáo gây cản trở giao thông.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc. Chiều dài tuyến đi trên cao là 13,05 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435 mm và 12 nhà ga trên cao (gồm 2 nhà ga trung chuyển Cát Linh và Đại học Quốc gia), khu Depot rộng 19,6 ha tại Hà Đông. Dự án trang bị 13 đoàn tàu, khai thác với tần suất khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc thiết kế tối đa 80 km/h, vận tốc bình quân khai thác 35 km/h. Tháng 10 vừa qua, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải điều chỉnh tăng vốn gấp 1,6 lần, lên gần 870 triệu USD so với dự kiến ban đầu là là 553 triệu USD (tương đương 8.800 tỷ đồng). Theo báo cáo, đến cuối tháng 10, dự án đã hoàn thành thi công 419/419 trụ cầu khu gian, 112/112 trụ nhà ga, 81/112 xà mũ các nhà ga (khoảng 72%), cơ bản hoàn thành toàn bộ tầng 2, tầng 3 ga mẫu La Khê, toàn bộ 420 cọc khoan nhồi nhà ga Cát Linh, đục được 608 và lao lắp 494 trên tổng số 806 phiến dầm đơn giản. Trên công trường, 180 m cầu sông Nhuệ đúc hẫng cũng đã hoàn thành, thảm xong hạng mục đường tránh Quốc lộ 6. Bộ GTVT cũng đã ký 2 hiệp định vay vốn, tổng số 419 triệu USD cho dự án và giải ngân được 3.960 tỷ đồng (tương đương 195 triệu USD), đạt 47% tỷ lệ vốn ODA đã vay. |