Tập tục "chăn gối" kỳ lạ trong các gia đình ở nơi đây đã khiến không ít người bị sốc, thậm chí còn bị phản đối kịch liệt.
Ở một số ngôi làng xa xôi, hẻo lánh thuộc Nepal, con người vẫn duy trì chế độ "đa phu" cùng nhiều tập tục "chăn gối" kỳ lạ, khiến nhiều người không thể tin nổi rằng những chuyện như vậy vẫn còn tồn tại.
Ở đó, một cô dâu khi kết hôn sẽ mặc định phải quan hệ với cả anh em của chồng. Cô Tashi Sangmo là một trong những nhân chứng sống của tục lệ này. Theo lời chia sẻ của cô Tashi, năm 17 tuổi, cô kết hôn với một "chàng trai" mới 14 tuổi có tên Mingmar Lama. Khi đó, Tashi và tất cả mọi người đều nghiễm nhiên hiểu rằng, người em trai của anh Mingmar là Pasang, khi đó 11 tuổi, cũng sẽ trở thành chồng của cô Tashi.
Một số ngôi làng xa xôi ở Nepal vẫn duy trì chế độ đa phu.
Hiện tại, cô Tashi và hai người chồng đang sống tại một ngôi làng hẻo lánh trên dãy Himalaya. Họ đã có với nhau ba người con trai: 8, 6 và 4 tuổi. Cô Tashi cho biết: "Mọi thứ trở nên dễ dàng hơn bởi chúng tôi sống trong cùng một gia đình. Sẽ không có sự chia rẽ giữa nhiều người vợ và tôi sẽ chịu trách nhiệm chính. Hai người chồng mang tiền về và tôi là người quyết định chi tiêu trong nhà". Tashi không hề phản đối mối quan hệ này.
Người em trai Pasang, năm nay 25 tuổi, chồng thứ hai của cô Tashi nói: "Tôi muốn chia sẻ vợ với anh trai, bởi cuộc sống sẽ dễ dàng hơn với cả hai chúng tôi".
Theo tục lệ tại nơi đây, người phụ nữ thường được sắp đặt kết hôn với người con trai cả trong gia đình và nghiễm nhiên cho phép những người em trai sau này có cơ hội cưới luôn “chị dâu”. Thậm chí trong trường hợp em trai quá nhỏ, các “bà vợ” sẽ kiêm luôn chức năng "vú em" chăm sóc và nuôi dưỡng chồng tương lai của mình cho đến khi họ trưởng thành.
Một trường hợp khác của tập tục "đa phu" là cô Shitar Dorje, 30 tuổi đã kết hôn với người chồng Karma, 37 tuổi cách đây 10 năm. Vài năm trước, khi người em trai Pema của anh Karma đủ tuổi kết hôn, Pema cũng lấy luôn chị dâu Shitar của mình làm vợ.
Cô Tashi cảm thấy bình thường và thoải mái khi sống và "chăn gối" cùng hai anh em trai.
Anh Pema chia sẻ: "Nếu tất cả chúng tôi ở trong nhà cùng một lúc thì anh trai tôi sẽ ngủ với vợ tôi. Chúng tôi không cảm thấy ghen tuông. Vợ của anh tôi cũng chính là vợ của tôi. Nếu tôi cảm thấy không thoải mái, tôi có thể đi lấy vợ khác, nhưng điều đó là không cần thiết".
Theo nghiên cứu của giáo sư Mandala chuyên về văn hóa hôn nhân của người Nepal cho biết, tùy vào vùng miền mà tập tục hôn nhân cũng khác nhau. Bên cạnh chế độ đa phu, nhiều ngôi làng ở Nepal còn duy trì những tục lệ vô cùng kỳ lạ khác mà ít ai tưởng tượng được.
Anh chị em, thậm chí cha mẹ có thể trao đổi vợ chồng cho nhau. Con trai chia sẻ vợ mình với bố, con gái chia sẻ chồng mình với mẹ ruột, anh chị em trao đổi vợ chồng cho nhau… dần dần mối quan hệ đó trở nên chồng chéo, phức tạp. Tục lệ này được cho là hành động thắt chặt mối quan hệ gia tộc, tạo sự linh hoạt trong hôn nhân.
Chế độ đa phu tại Nepal đang dần mất đi.
Ở nhiều nơi, đa phu được coi là hủ tục và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhưng người dân nơi đây lại cho rằng nó bình thường và có lợi. Họ có sự phân công lao động rõ ràng giữa những người anh em trai: một người chăm sóc đàn gia súc, một người giúp đỡ vợ trên cánh đồng, người còn lại gia nhập đoàn lái buôn...
Nhiều người còn cho rằng đây là một dạng "bảo hiểm nhân thọ", giúp người vợ củng cố vững chắc cuộc sống sau khi kết hôn, bởi họ sẽ không bao giờ bị bỏ lại một mình nếu một người chồng chẳng may qua đời.
Tuy nhiên những năm gần đây, khi xã hội hiện đại phát triển và con người trở nên trí thức hơn, nhiều người dân đã nhận thức được rằng chế độ đa phu gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường. Theo tổ chức từ thiện Hà Lan SNV, ở thế hệ trước, 80% hộ gia đình vùng núi Nepal vẫn theo chế độ đa phu, con số này giờ giảm xuống còn 1/5 và dự kiến có thể mất hẳn trong vòng khoảng 2 thế hệ nữa.