Nuôi loài hoang dã "sống về đêm", không cần chăm sóc, không cần cho ăn, anh nông dân vẫn lãi cả trăm triệu đồng

H.A - Ngày 08/09/2024 14:45 PM (GMT+7)

Mô hình nuôi dơi lấy phân đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân. Dơi là loài hoang dã, hoạt động chủ yếu vào ban đêm, sáng tìm nơi yên tĩnh để ngủ và bài tiết phân. Người nuôi không cần chăm sóc, không cần cho ăn vẫn thu lãi hàng trăm triệu.

Những năm gần đây, tại một số vùng nông thôn trên cả nước, người dân quan tâm đến việc thuần dưỡng các loài vật hoang dã vì nó mang lại nguồn thu nhập khá cao. Một số nghề mới được bà con theo đuổi như: Nuôi heo rừng, chim trĩ, yến, nhím, ba ba, gà sao... và gần đây là nghề nuôi dơi lấy phân.

Dơi loài sinh vật sống trong tự nhiên, trọng lượng mỗi con chỉ khoảng vài chục gram. Hiện nay, mô hình nuôi dơi lấy phân không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, mùa màng…

Mô hình nuôi dơi lấy phân nhàn tênh, không cần chăm sóc, không cần cho ăn

Mô hình nuôi dơi lấy phân nhàn tênh, không cần chăm sóc, không cần cho ăn 

Theo đó, dơi được nuôi lấy phân là dơi muỗi, chuyên ăn các loại côn trùng trên đồng ruộng nên phân thải ra rất tốt cho cây trồng. Đúng như tên gọi, loài dơi này thường chỉ ăn muỗi, bướm, rầy và không phá hại cây trái của nhà nông. Dơi hoạt động chủ yếu vào ban đêm, sáng tìm nơi yên tĩnh để ngủ. Và trong khoảng thời gian này, dơi bài tiết thức ăn của ngày hôm trước thành phân.

Phân của loài dơi muỗi có giá trị cao nên đang rất "được" giá trên thị trường. Hiện phân dơi có giá từ 60.000-80.000 đồng/kg. Nếu làm khoảng 3 chòi nuôi dơi và nuôi 90.000 con dơi, mỗi ngày người nuôi dơi có thể thu hoạch khoảng từ 20-30kg phân dơi. Như vậy tính ra một năm, người nuôi có thể thu được hơn 500 triệu đồng từ bán phân dơi.

Phân dơi bán được giá, mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân

Phân dơi bán được giá, mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân

Dù vậy, khi theo đuổi mô hình nuôi dơi lấy phân, người nông dân cần phải biết khuyến dụ và bảo vệ chúng bởi bản chất dơi là loài động vật hoang dã, khó tính, ưa sống tự do và rất nhạy cảm với hơi người lạ cũng như các loài vật, côn trùng. Nếu có tiếng động chúng sẽ bỏ đi. Khi xây dựng chuồng nuôi dơi cần chọn địa điểm yên tĩnh, kín đáo, đặc biệt cây cối thấp, ít tiếng ồn… Chuồng phải đặt ở cặp bờ kênh, ao, bờ mương để dơi uống nước.

Mô hình nuôi dơi lấy phân của anh Nguyễn Văn Trường (ở xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) hiện không chỉ cho lợi nhuận cao mà còn góp phần phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ môi trường xanh sạch tại địa phương. 

Để mang lại hiệu quả cao, anh Trường xây dựng hệ thống chuồng dơi theo hình lục giác, trụ cao trên 7m, nóc chuồng lợp bằng lá thốt nốt. Dơi giống mua về được anh nhốt một thời gian để làm quen với chuồng. Sau đó, dơi được đem thả để ban đêm chúng đi ăn và thu hút dơi hoang dã về sống. "Chi phí cho chuồng nuôi dơi không cao nhưng đòi hỏi phải có kỹ thuật lâu dài. Quan trọng nữa là phải chăm sóc dơi theo thời tiết, theo thời vụ. Mỗi giai đoạn sẽ có sự khác nhau”, anh Trường chia sẻ.

Chuồng nuôi dơi phải đặt nơi yên tĩnh, không hạn chế đường bay của dơi khi về trại và cần xử lý tốt nhiều yếu tố khác thì dơi sẽ về ở nhiều.

Chuồng nuôi dơi phải đặt nơi yên tĩnh, không hạn chế đường bay của dơi khi về trại và cần xử lý tốt nhiều yếu tố khác thì dơi sẽ về ở nhiều. 

Đến nay, anh Trường có 3 chuồng nuôi dơi với khoảng 30.000 con dơi. Mỗi ngày, gia đình anh thu khoảng 4-5 kg phân dơi. Phân dơi có nhiều thành phần hóa học như ure, acid uric, vitamin A, kali,… nên hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp tưới tiêu cho nhiều loại cây trồng, mang lại năng suất cao và không hại đất. Hiện anh Trường bán phân rơi với mức giá khoảng 40.000- 50.000 đồng/kg. Mỗi năm, gia đình anh có lãi trên 100 triệu đồng từ mô hình nuôi dơi này. 

Tại ấp Giồng Cà, xã Bình Minh, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, anh Huỳnh Trung Tín (SN 1999) cũng đã áp dụng thành công 2 trại nuôi dơi mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Theo chia sẻ, năm 2018, anh Tín đi nghĩa vụ quân sự, công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh. Trong quá trình công tác, anh có nghe thủ trưởng chia sẻ về mô hình nuôi dơi lấy phân, giá trị dinh dưỡng của phân dơi đối với cây trồng cũng như hiệu quả kinh tế từ bán phân dơi mang lại nên anh đã ấp ủ thực hiện.

Ngay sau khi xuất ngũ, anh Tín bắt đầu tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật làm trại nuôi dơi từ nhiều nơi và tự đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu cho mình. Theo anh, mô hình nuôi dơi quan trọng nhất là yếu tố khu vực. Vị trí đặt trại dơi phải yên tĩnh, không hạn chế đường bay của dơi khi về trại và cần xử lý tốt nhiều yếu tố khác thì dơi sẽ về ở nhiều. 

Nuôi dơi cho lợi nhuận khá, không tốn chi phí thức ăn bởi chúng ăn trái cây, các loại côn trùng ngoài tự nhiên.

Nuôi dơi cho lợi nhuận khá, không tốn chi phí thức ăn bởi chúng ăn trái cây, các loại côn trùng ngoài tự nhiên.

Anh Tín cho hay, sau khi anh thi công khoảng 3 tháng, dơi rủ về ở nhiều. Người nuôi thu được từ 5-6kg phân dơi/ngày. Tính giá trung bình hiện tại 55.000 - 60.000 đồng/kg thì sẽ thu về từ 275.000 - 300.000 đồng/ngày. Như vậy, mỗi tháng thu về từ 8-9 triệu đồng và dơi sẽ còn về ở thêm nữa.

Hiện anh Tín còn nhận làm trại cho phần lớn các chủ nhà vườn. Anh bộc bạch, với việc thi công làm trại dơi cùng 2 trại dơi của gia đình và lợi nhuận từ việc bán lá thốt nốt, bình quân mỗi tháng anh thu về khoảng 30-50 triệu đồng.

Hơn 10 năm qua, mô hình nuôi dơi lấy phân cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình chị Hường (ở Sóc Trăng). Chia sẻ về cơ duyên đến với công việc này, chị Hường tiết lộ, khoảng 10 năm trước, cuộc sống gia đình hết sức khó khăn. Thấy trong vùng có người nuôi dơi lấy phân hiệu quả, chị bàn với chồng dựng chuồng nuôi thử.

Những ngày đầu thiếu vốn nên chuồng dơi chỉ được vợ chồng chị dựng ở cột cây, nóc lợp lá, nền tráng xi măng tạm. Sau đó, vợ chồng chị Hường tìm mua lá thốt nốt, mang về ngâm qua nước để diệt ấu trùng kiến rồi phơi khô, kết chùm, đem treo dọc theo chiều dài của chuồng nhằm dẫn dụ dơi về. May mắn, sau khi dựng chuồng không lâu, dơi lần lượt kéo về trú ngụ, sinh sản với số lượng ngày càng đông. Chỉ sau hơn 1 năm, kinh tế gia đình chị cải thiện đáng kể. 

Theo kinh nghiệm nuôi dơi của chị Hường, nuôi dơi cho lợi nhuận khá, không tốn chi phí thức ăn bởi chúng ăn trái cây, các loại côn trùng ngoài tự nhiên. Đây là loài động vật ưa sạch sẽ nên cần chịu khó vệ sinh chuồng. Cứ 5 ngày là đem các chùm lá cũ đi giặt, phơi khô và thay mới. Đến 5 - 6 tháng thì thay toàn bộ lá, tuy nhiên vẫn phải xen lẫn lá mới với ít lá cũ để dơi không lạ chỗ, bởi nếu động tổ, dơi sẽ bỏ đi ngay. Ngoài ra, mùa mưa phải chịu khó che chắn và giữ ấm cho dơi, mùa nóng thì bớt lá để chuồng thoáng mát. 

Nuôi loài hoang dã amp;#34;sống về đêmamp;#34;, không cần chăm sóc, không cần cho ăn, anh nông dân vẫn lãi cả trăm triệu đồng - 5

Chị Hường cho hay, thời điểm thu hoạch phân dơi nhiều nhất là vào mùa mưa do nguồn thức ăn của dơi dồi dào, trung bình dơi sẽ cho phân từ 7 - 8kg/ngày… Hiện mỗi ngày, chị Hường thu hoạch hơn 3kg phân dơi. Cứ 2 tuần/lần, chị sẽ giao cho khách. Giá phân dơi dao động từ 60.000 - 80.000 đồng/kg, như vậy, trung bình mỗi tháng chị Hường thu về khoảng 7 triệu đồng. Ngoài thu nhập từ chuồng dơi tại nhà, chồng chị Hường còn đi nhiều nơi thu gom phân dơi để bỏ mối, kiếm thêm thu nhập.

5 năm xuất ngoại học kinh nghiệm nuôi cỗ máy siêu thịt, ông nông dân ở Quảng Nam thu lãi 3 tỷ đồng/năm
Với nhiều ưu điểm nổi trội như vật nuôi phàm ăn, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thịt cao, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường, mô hình nuôi bò 3B đang...

Nghề lạ

Theo H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ