Nuôi loài lưỡng tính thích chui rúc lại đẻ sòn sòn, anh nông dân bỏ túi 2 tỷ đồng/năm rất nhẹ nhàng  

Thảo Anh - Ngày 21/12/2024 14:55 PM (GMT+7)

Quy trình nuôi đơn giản mà không tốn công chăm sóc, ít vốn đầu tư lại cho năng suất cao với thị trường tiêu thụ ổn định, nhiều hộ nông dân hiện đang áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn đạt doanh thu “khủng”.

Lươn là một loài thủy sản nước ngọt có từ rất lâu đời. Ở Việt Nam, lươn thường xuất hiện tại càng vùng đầm lầy, đồng ruộng, mương kè,… nơi có nhiều bùn, nước và khí hậu mát mẻ, có cỏ, rác hay bùn đất để trú ẩn, chui rúc. Lươn là loài ăn tạp, chúng có thể ăn các động thực vật phù du trong nước, côn trùng, ấu trùng, bọ gậy, tôm tép, ốc, ếch, giáp xác, cá nhỏ, rễ cây cỏ, lúa,...

Lươn là loài hiền lành, dễ sống dưới bùn có giá trị kinh tế cao

Lươn là loài hiền lành, dễ sống dưới bùn có giá trị kinh tế cao

Đây là loài sinh sản lưỡng tính, đẻ nhiều, thường là vào mùa mưa. Điểm đặc biệt ở loài này là khi nhỏ lươn thường là lươn cái, sau một thời gian từ 8 tháng – hơn 1 tuổi lươn chuyển dần thành con đực. Lươn trưởng thành sẽ cho năng suất cao với thân hình trụ đặc trưng, da trần không vảy, trông giống như những loài động vật bò sát. 

Lươn có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến nhiều món ăn bồi bổ sức khỏe, giúp tăng thị lực, điều tiết đường huyết, bổ thận, bổ khí,…Chính vì thế lượn rất được ưa chuộng trong chế biến món ăn tại gia, kinh doanh và xuất khẩu.

Lươn được chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng

Lươn được chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng

Ngày nay, hình thức nuôi lươn hiệu quả và phổ biến nhất cho các hộ nông dân là nuôi trên bể không bùn bằng giống nhân tạo và sử dụng thức ăn viên. Hình thức nuôi này có ưu điểm: Cỡ giống đồng đều, chất lượng giống ổn định, sử dụng được thức ăn viên giúp cho tỉ lệ sống cao và thuận lợi trong quá trình nuôi.

Từng bôn ba làm thuê với nhiều công việc khác nhau, năm 2019, anh Phạm Ngọc Dung (Hà Tĩnh) về quê bắt đầu cho hành trình khởi nghiệp với nghề nuôi lươn không bùn. Khi nghe thấy sự quyết tâm của anh, nhiều người trong gia đình đồng thuận ủng hộ.

Anh Dung có thu nhập cao từ việc nuôi lươn

Anh Dung có thu nhập cao từ việc nuôi lươn

Khi mới bắt tay vào làm, anh Dung xây dựng mô hình trên diện tích khoảng 30m2, chia thành 5 ô bể lót. Toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu trên 140 triệu đồng. Đến khi mô hình hoàn thiện, anh Dung mua 1 vạn con giống, trọng lượng 500 con/kg từ tỉnh Phú Yên về thả nuôi. 

Sau khoảng 8 - 10 tháng nuôi, anh Dung đã đạt được thành công bước đầu khi lươn đạt 4-5 con/kg. Từ những chập chững và khó khăn ban đầu nhưng anh Dung không nản chí, theo đó, lứa lươn nuôi đầu tiên anh Dung thu về 200 triệu đồng, trừ chi phí lãi trên 60 triệu đồng.

Nhìn thấy tiềm năng từ mô hình nuôi lươn, anh Dung tiếp tục chi tiền để mở rộng diện tích. Hiện tại, quy mô là hơn 500m2 với 45 bể gỗ, nhựa composite để nuôi lươn không bùn. Trung bình, anh thả mỗi bể 3.000 con lươn giống, sau 8-9 tháng nuôi sẽ thu về 6 tạ/bể.

Đến nay, sau nhiều năm học hỏi mô hình nuôi lươn và phát triển, mô hình nuôi lươn không bùn của anh Dung đã cho doanh thu ổn định. Mỗi năm, anh xuất bán ra thị trường 20 tấn lươn thịt, cho doanh thu trên 2 tỷ đồng. Trừ đi chi phí sản xuất, anh Dung lãi hơn nửa tỷ đồng.

Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Đặng Minh Hiệp (Bình Thuận) nằm cách khá xa khu dân cư, cũng đang được nhiều người tới tham quan và học hỏi kinh nghiệm để phát triển kinh tế gia đình. 

Anh Hiệp nuôi lươn trong bể không bùn thành công

Anh Hiệp nuôi lươn trong bể không bùn thành công

Tại đây, trên diện tích 1.000m2, anh Hiệp xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, phía trên bể có mái che và cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Nguồn nước xử lý trong quá trình nuôi lươn được anh thu gom đưa xuống ao nuôi cá trê và cá diêu hồng để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa.

Bắt đầu từ năm 2019, anh đặt mua con giống về nuôi thử. Ban đầu, anh gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật nuôi lươn nên hao hụt nhiều. Để khắc phục tình trạng này, anh đã tập trung tìm hiểu kinh nghiệm nuôi lươn từ những người nuôi ở tỉnh bạn. 

Hiện nay, anh Hiệp có 24 ô nuôi lươn với kích thước từ 3 - 6m2/ô. Mỗi bể nuôi lươn thịt với thời gian từ 8 - 10 tháng là đạt kích cỡ xuất bán. Khi ấy, lươn đạt trọng lượng từ 3 - 4 con/kg và mỗi bể nuôi xuất từ 3 - 4 tạ. Với giá lươn thịt khoảng 140 ngàn đồng/kg, mỗi ngày trung bình anh xuất bán từ 15 - 20kg, sau khi trừ chi phí lãi 30.000 - 40.000 đồng/kg. 

Trong khi đó, anh Huỳnh Văn Bình (Bến Tre) vốn là giáo viên môn sinh học cũng thành công với mô hình nuôi lươn trong vườn dừa, mỗi năm thu lãi gần 2 tỷ đồng. Anh Bình được biết đến là người nông dân tri thức với nhiều cách làm để phát triển kinh tế gia đình ngay trên mảnh đất quê hương. 

Anh Bình kiểm tra bể nuôi lươn của gia đình

Anh Bình kiểm tra bể nuôi lươn của gia đình

Năm 2014, anh bắt đầu tìm hiểu mô hình nuôi lươn và thấy phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Từ đó, anh quyết định dựng trang trại nhỏ trong vườn dừa và nuôi thử nghiệm. 

Ban đầu anh Bình chi 30 triệu đồng mua 10.000 con lươn giống về nuôi. Sau 10 tháng nuôi, tốn thêm 70 triệu đồng tiền thức ăn, anh Bình thu về 2 tấn lươn thịt, bán với giá 200 triệu đồng/tấn. Sau hiệu quả bước đầu, anh Bình mở rộng quy mô rồi liên tục thu lãi lớn trong năm tiếp theo. 

Nhờ kinh nghiệm và cách nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại, anh Bình được biết đến là chủ trang trại lươn giống có tiếng bậc nhất địa phương. Anh Bình chia sẻ, để lươn phát triển tốt và đạt chuẩn cần chú trọng cung cấp nguồn nước sạch, thức ăn đảm bảo dinh dưỡng và môi trường sống phù hợp. 

Trồng loại quả xấu xí khó ăn nhưng chữa bách bệnh, chị nông dân bỏ túi 600 triệu đồng/năm rất nhẹ nhàng 
Với ưu điểm nổi bật về thị trường tiêu thụ ổn định, năng suất cao lại không tốn nhiều công chăm sóc, vốn đầu tư tương đối ít, nhiều hộ nông dân hiện...

Nông dân làm giàu

Theo Thảo Anh - Ảnh: Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]21/12/2024 13:47 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nông dân làm giàu