Tuy đã 102 tuổi, nhưng cụ Wong rất am hiểu về công nghệ. Cụ đã tham gia mọi trang mạng xã hội từ Fecebook, Snapchat cho đến Twitter, nhưng thời gian dùng nó không kéo dài được bao lâu.
Cụ Rose Wong (102 tuổi) đã sống một đời tuyệt vời. Cụ Wong sống sót sau cuộc Đại suy thoái và là một người Trung Quốc - Canada nhập cư vào Texas dưới thời Jim Crow. Cụ đã cố gắng rất nhiều để thay đổi cuộc sống của mình. Từ một trang trại trồng khoai tây, cụ đã bước chân vào cánh cổng Đại học Bristish Columbia và Michigan. Cụ nuôi sống cả gia đình bằng việc giảng dạy tại các trường công lập. Từ khi nghỉ hưu, cụ đã dành thời gian để đi du lịch cả thế giới.
Mặc dù đã lớn tuổi, nhưng cụ Wong rất am hiểu về công nghệ. Cụ đã tham gia mọi trang mạng xã hội từ Fecebook, Snapchat cho đến Twitter, nhưng thời gian dùng nó không kéo dài được bao lâu. Khoảng 20 năm trước, cụ Rose Wong đã sắm cho mình chiếc máy tính đầu tiên. Lúc đó cụ 82 tuổi. Hiện cụ Wong đã được 102 tuổi và vẫn tiếp tục tìm hiểu về những công nghệ mới.
Những thứ cụ đã dùng
Cụ Rose Wong có thể được coi là một trong số những người tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn yêu thích công nghệ nhất trên thế giới. Cụ tự học cách sử dụng chiếc máy tính đầu tiên bằng cách đọc một cuốn sách. Cứ mỗi lần có một công nghệ mới nào xuất hiện, cụ đều cố gắng mày mò cách sử dụng chúng.
Trong suốt những năm 1950 – 1960, khi còn là giáo viên dạy toán và là một người tư vấn tại Los Angeles, vợ chồng cụ Wong đã phản đối mua TV bởi với hai cụ, 1 chiếc đài phát thanh nhỏ là đủ tốt để nghe tin tức và hơn hết theo cụ thì các con cụ cần học hành hơn là xem TV.
Thế nhưng, hiện tại quan điểm của cụ về công nghệ đã tích cực hơn. “Nếu bạn không có nó, bạn sẽ trở thành một con người lạc hậu. Nhờ có internet, con người tự do và khoan dung hơn. Nó giúp chúng ta mở rộng tâm trí, mở ra nhiều điều thú vị và mới mẻ hơn. Nó giúp chúng ta liên lạc với nhau dễ dàng hơn cho dù có cách xa hàng ngàn km”, cụ Wong cho biết.
Tuy đã 102 tuổi, nhưng cụ Wong rất am hiểu về công nghệ. Cụ đã tham gia mọi trang mạng xã hội từ Fecebook, Snapchat cho đến Twitter, nhưng thời gian dùng nó không kéo dài được bao lâu.
Vào những năm 1920 – 1920, khi cụ Wong còn ở một trang trại ở Lillooet, Canada, cụ thường xuyên gửi thư cho bố mẹ - những người lúc đó đang sống ở Trung Quốc. Và mỗi lần phải mất hơn một tháng trời bức thư của cụ Wong mới đến được tay bố mẹ. Hiện các con cụ mỗi người một nơi, nhưng mọi người vẫn thường xuyên liên lạc với nhau thông qua email và Skype.
Cụ Wong đặc biệt thích mua sắm online. Cụ thích thử quần áo ở nhà thay vì phải chen nhau thử ở phòng thay đồ nhỏ bé tại cửa hàng. Cách đây 10 năm, cụ đã mua một chiếc điện thoại và cụ rất ít khi sử dụng nó, cụ chỉ dùng nó khi có trường hợp cấp mà thôi.
Những thứ cụ không dùng
Một vài năm trước, cháu gái đã mua tặng cụ Wong một chiếc iPad với hy vọng nó sẽ giúp cụ lên mạng dễ dàng hơn. Thế nhưng chiếc iPad lại có màn hình cảm ứng nên rất khó cho cụ sử dụng bởi lẽ vì tuổi đã cao nên ngón tay cụ không thể duỗi thẳng để chạm chính xác vào các điểm trên màn hình. Hơn nữa việc học cách làm quen với hệ điều hành iOS sau một thời gian dài sử dụng Windows cũng là một vấn đề với cụ.
“Tôi đã mua một cuốn sách nói về iPad nhưng tôi vẫn không thể sử dụng thành thạo được nó. Thế nên phần lớn thời gian, chiếc iPad vẫn chỉ nằm trong ngăn kéo”, cụ Wong cho biết.
Cụ Wong cũng không mấy hào hứng với các trang mạng xã hội. Năm 2008, cụ Wong đã tiếp cận với Facebook thông qua một người cháu, nhưng cụ không bao giờ đăng bất cứ một điều gì lên đó. “Rất nhiều người tham gia Facebook và họ đăng những thứ không hề liên quan”, cụ chia sẻ.
Cụ sử dụng Twitter một cách thành thạo, thậm chí cụ còn tự để lại những bình luận trên đó. Nhưng sau một thời gian sử dụng, cụ bắt đầu thấy mệt mỏi và quyết định nói lời tạm biệt với nó.
Sau Facebook, cụ Wong đồng ý thử dùng Snapchat và Twitter. Lần đầu tiên sử dụng Snapchat, cụ đã bị sốc khi biết mạng xã hội này có trị giá tới 18 tỷ USD. Cụ thậm chí còn cười vì nghĩ rằng điều đó thật sự ngốc nghếch. Một vài tuần sau đó, khi ghé thăm lại Snapchat và chụp nhiều ảnh selfie hơn, cụ nhận xét rằng ứng dụng này khá thú vị nhưng mọi người sẽ sớm chán nó.
Với Twitter, cụ được cháu mình hướng dẫn sử dụng. Sau khi dành một chút thời gian “khám phá” timeline của cháu mình, cụ ngạc nhiên hỏi “Mọi người dành cả ngày để xem cái thứ này sao? Đây là việc họ làm cả ngày ở cơ quan à?”. Cụ sử dụng Twitter một cách thành thạo, thậm chí cụ còn tự để lại những bình luận trên đó. Nhưng sau một thời gian sử dụng, cụ bắt đầu thấy mệt mỏi và quyết định nói lời tạm biệt với nó.
Khi được hỏi cảm nhận của mình về những trang mạng xã hội khia, cụ cho hay: “Tôi đoán các bạn trẻ nghĩ rằng mình sẽ học hỏi hoặc làm quen được nhiều người thông qua đó, nhưng tôi không nhận thấy giá trị của nó”. Khi được hỏi có điều gì cụ ước rằng giá như mình biết nó sớm hơn hay không, cụ Wong bật cười và nói “không phải là Twitter”.