TT Obama dẫn lời bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời" để khẳng định về chủ quyền thiêng liêng, không thể phủ nhận của Việt Nam.
12h45: Tổng thống Obama kết thúc buổi phát biểu và vẫy tay chào đại biểu.
Kết thúc bài phát biểu, tổng thống Obama vẫy tay chào đại biểu
Nói về quá khứ, ông khẳng định, chiến tranh chỉ mang lại bi kịch
Ông nói thêm: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lời Tổng thống Mỹ: Chiến tranh, dù ý tưởng cao thượng đến đâu cũng mang đến đau đớn. Ai ai cũng có thể nhận thức được điều này. Dấu vết của chiến tranh vẫn hiện hữu trên đất Mỹ và cả ở trên đất Việt Nam. Ở nghĩa trang của các bạn, với hơn 3 triệu người Việt đã hi sinh cùng hàng trăm ngàn binh lính Mỹ đã tử vong trên mảnh đất này. Chúng ta cần ghi nhận những người đã ngã xuống”.
Hai thập kỷ qua, Việt - Mỹ đạt được những thành tựu lớn trong quan hệ. Cuộc chiến tranh chia rẽ chúng ta nhưng giờ đây hay nước đã hàn gắn. Chúng tôi quy tập những người Mỹ trong chiến tranh và dò những bãi mìn còn sót lại. Chúng tôi tự hào về những công việc mà chúng ta đã phối hợp với nhau ở Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa. Chúng ta cũng không thể để trẻ em mất một phần cơ thể vì những gì còn sót lại trong cuộc chiến.
Quá trình hòa giải của chúng ta không chỉ là giữa những cựu chiến binh. Hai nước chúng ta không nên làm kẻ thù mà cần làm bạn. Thượng nghĩ sĩ Jonh Maken đã nói như vậy với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tổng thống Obama ca ngợi về những nỗ lực để phát triển của Việt Nam
Tổng thống Obama nói: “Tôi ca ngợi về những nỗ lực của Việt Nam trong quá trình xóa đói giảm nghèo. Bệnh tật, tỷ lệ tử vong của Việt Nam giảm nhiều, số người tiếp cận y tế, giáo dục, cả em trai và em gái đến trường và trẻ em biết chữ rất cao. Đây là thành công lớn của Việt Nam đã đạt được trong thời gian ngắn. Việt Nam thay đổi và quan hệ hai nước cũng thay đổi và chúng ta đã học được những bài học.
"Với vai trò tổng thống, chúng tôi muốn tăng cường quan hệ đối tác. Mục tiêu trong chuyến thăm là xây dựng nền tảng cho những mối quan hệ song phương trong tương lai. Hai nước mất nhiều năm để hàn gắn quan hệ, trở thành bạn bè và đối tác. Bài học Việt - Mỹ trong chiến tranh sẽ là tấm gương cho cả thế giới. Xây dựng hòa bình và hòa bình luôn tốt hơn chiến tranh. Chúng tôi muốn ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện của Việt Nam.
Chúng ta cần hợp tác với nhau nhiều hơn để mang lại thịnh vượng và mang lại cơ hội thực sự cho người dân của chúng ta. Trong thế kỷ XXI, nền kinh tế thị trường sẽ phát triển và tại những nước có hành lang pháp lý đúng đắn. Do vậy, bên cạnh phát triển kinh tế, chúng ta cần đầu tư vào nguồn lực con người. Đó là đào tạo và nuôi dưỡng những con người tài năng. Đây là thế mạnh của Hoa Kỳ có thể hợp tác cùng Việt Nam".
Ông Obama nhắc lại lời sấm truyền về chủ quyền của VN
Ông Obama nói: “Tôi lớn lên ở Hawai, không biết tới cuộc chiến ở Việt Nam. Khi đó, nhiều người Việt Nam, cũng như 2 con gái của tôi, không biết được thế nào là chiến tranh. Tôi trân trọng quá khứ lịch sử hào hùng của Việt Nam với văn minh lúa nước, những cánh đồng hàng ngàn năm tuổi, với văn minh trống đồng. Hà Nội cũng đã tồn tại bên dòng sông Hồng hàng nghìn năm”.
Ông Obama nhắc lại lời sấm truyền trong Nam Quốc sơn hà về việc chủ quyền của Việt Nam với mảnh đất này “Rành rành định phận tại sách trời”. Từ đó, Tổng thống Mỹ nói tới Bản Tuyên ngôn Độc lập của Bác Hồ đã đề cập tới những nguyên lý cơ bản trong tuyên ngôn nhân quyền của Mỹ.
12h10: Tổng thống Obama bước vào, và nói lời chào bằng tiếng Việt.
"Xin chào Việt Nam, rất cảm ơn các bạn. Trước Chính phủ và nhân dân Việt Nam, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn vì đã được chào đón nồng nhiệt. Tôi rất vui vì có mặt tại đây hôm nay. Trong chuyến thăm này, chúng tôi cảm nhận được sự thân thiện. Sự thân thiện đã chạm tới trái tim của tôi. Nhiều người vẫy tay chào thân thiện và tôi rất vui về điều đó. Hôm qua tôi tới thăm phố cổ và ăn một số món ăn, như bún chả. Tôi đã uống bia Hà Nội. Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".
Tổng Thống Obama xuất hiện trên bục phát biểu trong tiếng vỗ tay của hàng ngàn sinh viên Việt Nam. Ảnh: Tú Hòa
12h10: Tổng Thống Obama xuất hiện trên bục phát biểu trong tiếng vỗ tay của hàng ngàn sinh viên Việt Nam.
12h05: Đoàn tháp tùng Tổng thống Obama bước vào hội trường.
11h50: Trong sự trông ngóng của gần 2.000 trí thức, sinh viên, doanh nhân trẻ nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn chưa xuất hiện. Mật vụ của Tổng thống đã mở cửa.
11h: Ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam bước lên khán đài, phát biểu về quan hệ Việt – Mỹ: “Đây là một sự kiện quan trọng trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama. 21 năm sau khi bình thường hóa quan hệ, hai nước có bước tiến mạnh mẽ, trở thành đối tác hợp tác toàn diện từ năm 2013”.
Theo ông Hồng: “Hợp tác Hoa kỳ là yếu tố quan trọng trong hợp tác châu Á - Thái Bình Dương, nhiều nhà phân tích cho rằng khó tin được quan hệ của hai nước cựu thù lại phát triển mạnh mẽ như vậy”. Ông Hồng cho rằng, ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được thực hiện đúng đường hướng. Chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam chứng tỏ sự phát triển của quan hệ hai nước.
10h45: Tại Trung tâm hội nghị quốc gia. Các sinh viên, tri thức trẻ đã ổn định chỗ ngồi để chờ đón Ngài tổng thống. Ca sỹ Mỹ Linh đã hát quốc ca Việt Nam trước hơn 2.000 khán giả. Quốc ca Mỹ cũng được cất lên ngay sau đó.
Ca sỹ Mỹ Linh hát quốc ca Việt Nam trước hơn 2.000 khán giả
Theo lịch trình làm việc của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam, ông sẽ có bài phát biểu trước hơn 2.000 trí thức, sinh viên, doanh nhân trẻ... về quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Trong đó, Tổng thống Obama sẽ nhấn mạnh về những bước tiến trong quan hệ giữa hai quốc gia, đồng thời nêu lên những định hướng hợp tác trong tương lai. Bên cạnh đó, ông Obama cũng sẽ đề cập về những khác biệt còn tồn tại giữa Việt Nam và Mỹ.
Quang cảnh Hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia, nơi Tổng thống Mỹ phát biểu về mối quan hệ Việt Nam - Mỹ. Ảnh: Tú Hòa
Người dân dừng xe trên vỉa hè chờ đón đoàn xe của ông Obama
Dự kiến, Tổng thống Obama sẽ từ Sân bay Nội Bài vào tới Sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 15h hôm nay (24.5). Tại TP.HCM, ông Obama sẽ tới tham quan chùa Ngọc Hoàng, rồi có buổi gặp gỡ các doanh nghiệp trẻ lúc 16h.
Sau đó, ngày 25.5, Tổng thống Obama sẽ gặp gỡ lãnh đạo TP.HCM và gặp nhóm sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI). Chiều cùng ngày, Tổng thống Obama rời Việt Nam sang Nhật Bản dự Hội nghị G7.