Phát hiện bệnh nhân tái nhiễm MERS-CoV tại Hàn Quốc

Ngày 13/10/2015 12:51 PM (GMT+7)

Giới chức Hàn Quốc thông báo một người nước này vừa bị tái nhiễm MERS-CoV sau 9 ngày kể từ khi xuất viện.

Channel News Asia dẫn lời một quan chức của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho biết một bệnh nhân 35 tuổi vừa tái nhập viện ở Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul hôm Chủ nhật 11/10 trong tình trạng bị sốt cao. 

Đây là bệnh nhân nhiễm MERS-CoV cuối cùng tại Hàn Quốc trong đợt bùng phát dịch khiến 36 người tử vong. Người này lần đầu tiên bị nhiễm virus khi đang nhiễm bệnh ung thư hạch huyết. Ông được xuất viện sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus MER-CoV từ đầu tháng 10.

Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, hơn 100 người tiếp xúc với bệnh nhân đã được cách ly, bao gồm các y bác sỹ và người thân trong gia đình. 

Ông Yang Byung-guk, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (CDC) cho hay khả năng lây nhiễm từ bệnh nhân này là không cao.

Phát hiện bệnh nhân tái nhiễm MERS-CoV tại Hàn Quốc - 1

Đeo khẩu trang ngừa MERS - CoV tại Hàn Quốc

MERS xuất hiện tại Hàn Quốc vào ngày 26/5, bệnh nhân là một người đàn ông từ Trung Đông về. Trong đợt dịch này, Hàn Quốc có 36 người tử vong trong tổng số 186 người nhiễm MERS.

Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn tuyên bố dịch MERS tại nước này đã kết thúc vào ngày 28/7. Đây là trường hợp tái nhiễm MERS - CoV đầu tiên tại Hàn Quốc và cũng là ca nhiễm MERS - CoV đầu tiên tại nước này kể từ đó đến nay. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đến nay, tổng số người nhiễm MERS-CoV trên thế giới là gần 1.400 người tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó ít nhất 490 người đã tử vong. Các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương có trường hợp nhiễm MERS-CoV gồm có: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines. 

Hiện hưa có thuốc điều trị dịch bệnh này và cũng chưa có vắc-xin để phòng ngừa dịch bệnh. Các chuyên gia y tế hàng đầu trên thế giới cũng chưa nghiên cứu ra liệu pháp chữa trị dịch bệnh nguy hiểm này. Nguy cơ tử vong từ dịch bệnh này rất cao, lên tới 40%.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo thực hành vệ sinh thực phẩm cần được quan sát. Người dân nên tránh uống sữa lạc đà tươi, nước tiểu lạc đà hoặc ăn thịt lạc đà chưa được nấu chín. 

Hà Anh (CNA)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin hot