Phong tục năm mới kỳ lạ trên thế giới: Dùng phân bò trát đầy nhà, xông đất như Việt Nam

Khánh Hằng - Ngày 01/01/2022 10:45 AM (GMT+7)

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những phong tục đón năm mới riêng, không chỉ khác biệt mà còn vô cùng độc đáo, kỳ lạ.

Năm mới là dịp lễ quan trọng tại tất cả các quốc gia trên thế giới, vì vậy việc chào đón một năm mới cũng vô cùng quan trọng. Tại mỗi quốc gia, phong tục chào đón năm mới lại có nhiều điều khác nhau, thậm chí là kỳ lạ và bất ngờ. Hãy cùng tìm hiểu phong tục đón năm mới độc đáo tại một số quốc gia khác nhau trên thế giới:

Tại Madagascar, một quốc gia ở Đông Phi, những người lớn tuổi thường được tặng vody akoho - đuôi của con gà vì họ quan niệm đây là phần ngon nhất. Đổi lại, những người lớn tuổi sẽ dành cho những người trẻ lời chúc phúc chân thành trong năm mới.

Tại Madagascar, một quốc gia ở Đông Phi, những người lớn tuổi thường được tặng "vody akoho" - đuôi của con gà vì họ quan niệm đây là phần ngon nhất. Đổi lại, những người lớn tuổi sẽ dành cho những người trẻ lời chúc phúc chân thành trong năm mới.

Cũng tại Madagascar, vào ngày đầu năm mới, trẻ em thường đi đến từng nhà và chào hỏi hàng xóm như một biểu hiện của sự tôn trọng, chúc họ một năm mới hạnh phúc, tương tự như phong tục chúc Tết tại các quốc gia phương Đông. Đổi lại, trẻ em sẽ được cho đồ ngọt như bánh hoặc kẹo.

Cũng tại Madagascar, vào ngày đầu năm mới, trẻ em thường đi đến từng nhà và chào hỏi hàng xóm như một biểu hiện của sự tôn trọng, chúc họ một năm mới hạnh phúc, tương tự như phong tục chúc Tết tại các quốc gia phương Đông. Đổi lại, trẻ em sẽ được cho đồ ngọt như bánh hoặc kẹo.

Tại Ethiopia, một quốc gia khác tại Đông Phi, người ta thường trát sàn nhà và tường bằng phân bò với quan niệm việc này sẽ giúp xua đuổi tà ma, vận xui, bệnh tật, bọ chét và mang lại may mắn. Trong ảnh là một người a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/phụ nữ/a tên Senede, sống tại vùng Jabi Tehnan, khu vực Amhara của Ethiopia, đang dùng phân bò đẻ trát lên tường và nền nhà.

Tại Ethiopia, một quốc gia khác tại Đông Phi, người ta thường trát sàn nhà và tường bằng phân bò với quan niệm việc này sẽ giúp xua đuổi tà ma, vận xui, bệnh tật, bọ chét và mang lại may mắn. Trong ảnh là một người phụ nữ tên Senede, sống tại vùng Jabi Tehnan, khu vực Amhara của Ethiopia, đang dùng phân bò đẻ trát lên tường và nền nhà.

Ngoài ra tại Ethiopia, người dân luôn dọn dẹp thảm và chăn màn trước ngày đầu năm mới để bắt đầu một năm sạch sẽ, gọn gàng. Điều này cũng chứa đựng ý nghĩa cho một năm mới hanh thông và thuận lợi.

Ngoài ra tại Ethiopia, người dân luôn dọn dẹp thảm và chăn màn trước ngày đầu năm mới để bắt đầu một năm sạch sẽ, gọn gàng. Điều này cũng chứa đựng ý nghĩa cho một năm mới hanh thông và thuận lợi.

Năm mới tại Tanzania, quốc gia thuộc Đông Phi, truyền thống của các gia đình là cùng nhau nấu cơm pilau, sau đó cùng nhau thưởng thức bữa ăn. Cơm pilau là món cơm được nấu trong nước luộc thịt, ăn kèm với rau và một con bò hoặc dê được giết trong ngày hôm đó. Họ tin rằng điều này sẽ đem lại may mắn cho cả gia đình trong năm mới.

Năm mới tại Tanzania, quốc gia thuộc Đông Phi, truyền thống của các gia đình là cùng nhau nấu "cơm pilau", sau đó cùng nhau thưởng thức bữa ăn. "Cơm pilau" là món cơm được nấu trong nước luộc thịt, ăn kèm với rau và một con bò hoặc dê được giết trong ngày hôm đó. Họ tin rằng điều này sẽ đem lại may mắn cho cả gia đình trong năm mới.

Tại Myanmar, một a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/tin-tuc/nguoi-dan-doi-mua-xuyen-dem-de-cho-gio-khai-an-den-tran-c73a586882.htmllễ hội/a không thể bỏ qua trong dịp năm mới là Thingyan - Tết té nước năm mới của người Miến Điện. Người dân tại quốc gia này tin rằng nước sẽ gột rửa những điều xui xẻo và không may mắn trong năm cũ để chào đón những phước lành trong năm mới. Trong ảnh: Người dân nô nức tham gia lễ hội Thingyan trên đường Pyay, thành phố Yangon.

Tại Myanmar, một lễ hội không thể bỏ qua trong dịp năm mới là Thingyan - Tết té nước năm mới của người Miến Điện. Người dân tại quốc gia này tin rằng nước sẽ gột rửa những điều xui xẻo và không may mắn trong năm cũ để chào đón những phước lành trong năm mới. Trong ảnh: Người dân nô nức tham gia lễ hội Thingyan trên đường Pyay, thành phố Yangon.

Năm mới tại Campuchia có một phong tục khá kỳ lạ, đó là những người trẻ tuổi sẽ tắm cho những người lớn tuổi trong gia đình mình hoặc trong cộng đồng họ đang sinh sống để rửa sạch tội lỗi của họ.

Năm mới tại Campuchia có một phong tục khá kỳ lạ, đó là những người trẻ tuổi sẽ tắm cho những người lớn tuổi trong gia đình mình hoặc trong cộng đồng họ đang sinh sống để rửa sạch tội lỗi của họ.

Tại Nhật Bản, hàng nghìn người sẽ đến thăm các ngôi đền Phật giáo hoặc đền thờ Thần đạo Hatsumode để cầu nguyện cho hạnh phúc trong năm mới. Sau đó, họ chọn một phiếu may mắn (omikuji) và viết điều ước lên một tấm bảng gỗ với hy vọng điều ước đó sẽ trở thành hiện thực trong năm mới. Trong ảnh: Một gia đình đi cầu nguyện ngày đầu năm mới tại ngôi đền Tajihayahime, nằm ở thành phố Sakai, tỉnh Osaka, Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, hàng nghìn người sẽ đến thăm các ngôi đền Phật giáo hoặc đền thờ Thần đạo Hatsumode để cầu nguyện cho hạnh phúc trong năm mới. Sau đó, họ chọn một phiếu may mắn (omikuji) và viết điều ước lên một tấm bảng gỗ với hy vọng điều ước đó sẽ trở thành hiện thực trong năm mới. Trong ảnh: Một gia đình đi cầu nguyện ngày đầu năm mới tại ngôi đền Tajihayahime, nằm ở thành phố Sakai, tỉnh Osaka, Nhật Bản.

Tại Uganda, quốc gia nằm ở Đông Phi, người dân địa phương thường bôi bẩn lên mặt nhau bằng ghee bò (một loại bơ chứa nhiều chất béo hơn so với bơ thông thường và ở dạng rắn). Hành động này được cho là tượng trưng cho hòa bình, ngăn chặn những điềm xấu xảy đến trong năm mới.

Tại Uganda, quốc gia nằm ở Đông Phi, người dân địa phương thường bôi bẩn lên mặt nhau bằng ghee bò (một loại bơ chứa nhiều chất béo hơn so với bơ thông thường và ở dạng rắn). Hành động này được cho là tượng trưng cho hòa bình, ngăn chặn những điềm xấu xảy đến trong năm mới.

Tại Scotland, người dân tin rằng người đầu tiên bước qua cửa nhà mình sau nửa đêm của ngày đầu năm mới, hay còn gọi là người xông đất, là người mang lại may mắn và hạnh phúc. Người này thường mang theo một số món quà nhỏ như rượu whisky, rượu vang hay bánh mì để tặng cho chủ nhà.

Tại Scotland, người dân tin rằng người đầu tiên bước qua cửa nhà mình sau nửa đêm của ngày đầu năm mới, hay còn gọi là người xông đất, là người mang lại may mắn và hạnh phúc. Người này thường mang theo một số món quà nhỏ như rượu whisky, rượu vang hay bánh mì để tặng cho chủ nhà.

Trong năm mới tại Uganda, người dân thường trộn đất đen với nước, hạt bo bo và bia do người địa phương làm ra, sau đó bôi lên cơ thể của mình với ước muốn về một mùa màng bội thu trong năm mới.

Trong năm mới tại Uganda, người dân thường trộn đất đen với nước, hạt bo bo và bia do người địa phương làm ra, sau đó bôi lên cơ thể của mình với ước muốn về một mùa màng bội thu trong năm mới.

Tại Timor-Leste, một quốc gia ở Đông Nam Á, các gia đình thường cùng nhau chia sẻ thức ăn, quây quần bên nhau ăn uống và trò chuyện để cùng chúc mừng năm mới

Tại Timor-Leste, một quốc gia ở Đông Nam Á, các gia đình thường cùng nhau chia sẻ thức ăn, quây quần bên nhau ăn uống và trò chuyện để cùng chúc mừng năm mới

Cho bạn thân ở nhờ rồi về ăn Tết, cặp vợ chồng phát hiện sự thật sốc ngày trở lại
Cho người bạn thân gặp khó khăn ở nhờ vài ngày, sau khi trở lại cặp vợ chồng phát hiện lòng tốt của mình đã đặt nhầm chỗ.

Tin tức 24h

Khánh Hằng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết Dương lịch