Quy định mới: Chị em đi làm ngày "đèn đỏ" sẽ được nhận thêm tiền lương từ tháng 2/2021

HÀ ANH - Ngày 17/12/2020 14:50 PM (GMT+7)

Theo quy định mới nhất, nếu trong những ngày "đèn đỏ", người lao động nữ vẫn đi làm thì ngoài tiền lương hiện hưởng, còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động theo các điều, khoản của Bộ luật Lao động 2019. Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/2/2021, trong đó có quy định về việc nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ.

Cụ thể như sau:

- Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.

Quy định mới: Chị em đi làm ngày amp;#34;đèn đỏamp;#34; sẽ được nhận thêm tiền lương từ tháng 2/2021 - 1

Lao động nữ trong ngày đèn đỏ được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương (Ảnh minh họa)

- Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;

- Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

Lao động nữ mang thai: trong Nghị định này, người sử dụng lao động được khuyến khích tạo điều kiện cho lao động nữ mang thai được nghỉ đi khám nhiều hơn quy định tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội: 

- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

- Thời gian nghỉ việc đi khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Mức tiền được nhận khi nghỉ việc đi khám thai: Trường hợp này, người lao động sẽ không được nhận lương từ người sử dụng lao động mà được nhận tiền chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi trả.

Mức hưởng một ngày bằng mức hưởng chế độ thai sản một tháng chia cho 24 ngày (điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội).

Cụ thể: Mức hưởng = (Mbq6t/24 ngày) x 100% x Số ngày nghỉ

Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Nghị định cũng khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

4 quy định mới về tiền lương có hiệu lực từ 1-2-2021
Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/2/2021), trong đó hướng dẫn 4 quy định mới về tiến lương của người lao động theo quy...
HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h