"Sau một tháng, cả gia đình âm tính nhưng vẫn buồn vì dì ba mất không tang lễ, kèn hoa"

An Phú - Ngày 02/09/2021 06:00 AM (GMT+7)

Số ca nhiễm COVID-19 tại TP.HCM tăng cao, người dân phải tự cách ly điều trị COVID tại nhà theo hướng dẫn của Bộ y tế. Trước tình hình đó, nhiều nhóm tư vấn online, kênh bác sĩ hướng dẫn điều trị tại nhà xuất hiện trên mạng xã hội như Facebook đã giúp cho

amp;#34;Sau một tháng, cả gia đình âm tính nhưng vẫn buồn vì dì ba mất không tang lễ, kèn hoaamp;#34; - 1

Nhận kết quả cả nhà dương tính từ một tháng trước, gia đình chị Khánh Trang gồm 4 thành viên (TP.Thủ Đức, TP.HCM) không rõ nguồn lây từ đâu khi cả nhà đều tuân thủ giãn cách xã hội, ở yên trong nhà và đảm bảo 5K. Chị cho biết, dù chưa bao giờ nghĩ dịch bệnh sẽ đến gần với gia đình mình đến vậy, nhưng chị và các thành viên đều xác định trận chiến này mình sẽ vượt qua cùng nhau trong những ngày tới với một tinh thần lạc quan và tích cực nhất.

“Khi con tự dưng than sốt và nhức đầu, mình mua que test nhanh về thử thì phát hiện con mắc COVID-19. Tâm lý người cha người mẹ nào ban đầu cũng rất lo lắng vì cả nhà chưa ai có triệu chứng gì, nếu phát hiện một người bị thì người còn lại cũng không tránh khỏi. Ngay lúc đó mình tìm cách liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để chính quyền biết và giám sát. Sau đấy cả nhà tự giác cách ly với hộ xung quanh rồi bắt đầu chữa trị theo triệu chứng”, chị kể.

Chị cho biết, trước khi trở thành F0, chị biết một vài nhóm tư vấn chữa trị COVID-19 tại nhà, trong đó có nhóm của bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1). Tại đây, ngoài những video, bài viết hướng dẫn cách sống chung với bệnh trong những ngày tự chữa trị với các triệu chứng nhẹ, bác sĩ còn cung cấp thêm nhiều thông tin để người bệnh được trấn an tâm lý mà yên tâm làm theo.

“Hầu như trong 10 ngày là F0, nhà mình không làm gì khác ngoài hướng dẫn của bác sĩ Khanh. Mình theo dõi bác đã lâu nên hầu hết các thông tin trong bài viết của bác mình đều nắm kĩ. Đến khi mắc bệnh, mình không quá hoang mang mà chỉ điều trị theo trệu chứng chứ không có gì đặc biệt. May mắn cả hai vợ chồng đều đã chích vắc xin nên không có nhiều dấu hiệu bệnh chuyển nặng. Gia đình không sống chung với người già, người có bệnh nền nên cũng đỡ phần lo lắng”, chị Trang tâm sự.

amp;#34;Sau một tháng, cả gia đình âm tính nhưng vẫn buồn vì dì ba mất không tang lễ, kèn hoaamp;#34; - 2

Trong quá trình chữa trị COVID-19, tâm lý bình tĩnh là điểm mấu chốt giúp 4 thành viên đều hồi phục dần sau 10 ngày. Chị nói thêm: “Gia đình đồng nghiệp cũng đã bị bệnh và chia sẻ kinh nghiệm nên từ đó mọi người dần lấy lại bình tĩnh và xử trí theo bác sĩ hướng dẫn. Trong thời gian đó, nhà mình luôn có sẵn sả, gừng, lá chanh, lá quế để nấu nước xông. Mình còn tập thêm yoga, không lướt đọc tin tiêu cực, nghe các bài thoại để điều tiết tinh thần".

Theo những tư vấn online từ nhóm “BS Khanh và F0 tại nhà”, người nhiễm bệnh cố gắng vượt qua được ngày thứ 8 thì bệnh sẽ bắt đầu lui. Chị Trang nhớ lại 2-3 ngày đầu tiên, các thành viên bắt đầu có dấu hiệu sốt, hắt xì, ho, nặng đầu, tối khuya gần về sáng ngày thứ 3,4,5 thì thường ho nhiều hơn, hay khó ngủ. Để cắt triệu chứng, chị dùng thuốc hạ sốt và bổ sung vitamin C, rau củ, trái cây xanh để tăng sức đề kháng. Khi mất vị giác, cả nhà vẫn ráng ăn uống đầy đủ bình thường, không bỏ bữa và tập theo những bài tập bác sĩ hướng dẫn. Trong thời gian này, chị Trang cũng chia sẻ ở nhà nên có sẵn một vài loại thuốc cơ bản để ngừa nhiều bệnh khác như ho, sốt, cảm cúm để khi cần là có ngay.

Gia đình chị Trang có kết quả âm tính sau 10 ngày

Gia đình chị Trang có kết quả âm tính sau 10 ngày 

Khoảng sau 10 ngày, gia đình chị Trang có kết quả PCR âm tính, dù sau đó chị vẫn thường xuyên có cảm giác mệt, ớn lạnh và ho có đàm. Nhưng bác sĩ Khanh cũng đã nhắc từ trước triệu chứng sẽ kết thúc hẳn sau khoảng 21 ngày. “Mình cảm thấy biết ơn bác Khanh và những chia sẻ của bác, bác đã nâng đỡ tinh thần cho mình và rất nhiều trường hợp khác trong thời điểm dịch bệnh, mỗi người đều phải tự đối diện với nó tại nhà như vậy”, chị vui vẻ nói.

amp;#34;Sau một tháng, cả gia đình âm tính nhưng vẫn buồn vì dì ba mất không tang lễ, kèn hoaamp;#34; - 4

Không may mắn như gia đình chị Khánh Trang, anh Võ Nguyễn Trọng Nhân (Q.Bình Tân, TP.HCM) phải đưa tiễn người dì của mình ra đi vì COVID-19. “Lo sợ, hoang mang những thành viên khác cũng sẽ trở nặng như dì ba, tôi cầu mong mọi người có thể bình an cùng vượt qua với nhau. Tôi tự nhủ điều đầu tiên là mình phải giữ vững tinh thần trước rồi sau đấy tìm thông tin chính thống điều trị COVID-19 để làm theo”, anh tâm sự.

Gia đình anh Trọng Nhân phát hiện bệnh khi có người anh rể dương tính với COVID-19. Thời điểm đấy, số thành viên là F1, F2 lên đến 18 người. Sau khi y tế phường xuống test cho toàn bộ gia đình, dì ba của anh Nhân (58 tuổi) là người nhiễm bệnh tiếp theo.

Anh kể lúc ấy gia đình anh chưa được đưa đi cách ly tập trung nên cả nhà bố trí một chỗ riêng cho dì ở. “Lúc đó dì ở một mình, mọi thứ trao đổi qua điện thoại vì ai cũng sợ chưa rõ mình bị hay không. Lúc đưa đồ ăn vào hỏi thăm dì thì dì bảo mình bình thường nhưng không ăn uống được gì nhiều. Đến khi trở nặng thì đi bệnh viện được khoảng 2 ngày là dì mất. Thật sự lúc đó mọi thứ diễn ra quá nhanh, ai cũng hoang mang, vì lúc đó y tế quá tải, ai cũng nghĩ đến những điều tiêu cực, nghe thêm tin Bình Hưng Hòa không thiêu kịp mình cũng rất sợ hãi”, anh buồn nói.

Sau khi dì ba mất, gia đình anh test COVID lần 2 thì phát hiện thêm 4 người F0, rồi đến lần 3 thêm 2 người. Trong đó 4 người được đưa đi cách ly tập trung, riêng anh Nhân và một người mợ được cho là “lướt bệnh”. Khoảng sau 1 tháng, cả gia đình đều âm tính nhưng cũng không ai nguôi được nỗi buồn vì mất người thân, không tang lễ, không kèn hoa trong mùa dịch này.

Tắm nắng mỗi ngày và uống vitamin C vào buổi sáng.

Tắm nắng mỗi ngày và uống vitamin C vào buổi sáng.

Trải qua khoảng thời gian dài chăm sóc người bệnh, anh cho biết trong quá trình nhiễm COVID-19, gia đình anh ai khỏe sẽ chăm sóc cho người mệt, không để họ một mình đặc biệt là người già, có bệnh nền nếu không sẽ có cảm giác sợ hãi và bất an ảnh hưởng đến tinh thần. “Chúng tôi động viên nhau, nhắc nhở nhau ăn uống, cuộc sống có đảo lộn khi mọi thứ trở nên khác thường, ai cũng đeo khẩu trang, mọi lúc mọi nơi, ngủ cũng đeo nữa nên giờ không đeo lại thấy thiếu thiếu. Tôi cũng liên tục đọc báo tìm hiểu các loại thuốc, cách trị bệnh từ nguồn uy tín. Các bạn nên tham khảo qua bác sĩ chứ không dùng theo các đơn trôi nổi trên Facebook. Thời gian đầu vì chưa biết đến các nhóm có bác sĩ chuyên môn tư vấn nên gia đình tôi sợ bị khó thở, phải ngủ ngồi, đến khi biết bác Khanh thì mọi chuyện dễ dàng hơn”, anh tiết lộ.

Bác Khanh diễn tả bệnh y hệt các triệu chứng gia đình anh gặp phải, cách viết của bác rất vui và hài hước làm các F0 hiểu bệnh này nhẹ nhàng, không quá nguy hiểm, nói một cách dễ hiểu nó như một trận cúm sốt thông thường với người có đề kháng tốt.

Ngoài ra, bác còn chỉ những động tác tập thở, bài tập luyện nhẹ nhàng tại nhà, những thao tác đơn giản mà rất hiệu quả và đặc biệt là “phủ” ngay những tin đồn cách trị bệnh, phương pháp không khoa học làm nhiều người hoang mang. Điều này làm các thành viên trở nên vui vẻ, tự tin phấn chấn hơn. Anh cho biết, thời gian kinh hoàng ấy cũng trôi qua nhờ sự giúp đỡ của y tế phường và cô chú tổ trưởng, tình làng nghĩa xóm cùng san sẻ, hỗ trợ nhau gói thuốc, túi thực phẩm yêu thương.

Dịch COVID-19 tại Mỹ nóng trở lại khiến bệnh viện quá tải, Nhật phát hiện loại biến thể Delta mới
Thế giới tiếp tục ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19, chủ yếu vẫn do biến thể Delta gây nên.

Dịch COVID-19

An Phú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h