Đừng tưởng những chuyện này chỉ có trong phim giả tưởng của Mỹ! Thực tế đã ghi nhận có vô khối chuyện oái oăm dở khóc dở cười sau khi các bệnh nhân được phẫu thuật, đặc biệt là sau cấy ghép nội tạng.
1. Thay đổi nhóm máu
Cô bé 15 tuổi Demi-Lee Brennan không chỉ có được một cuộc sống mới sau khi cấy ghép gan mà còn nhận được nhóm máu mới sau ca phẫu thuật này. Lá gan mới của cô bé đã đổi nhóm máu của cô từ O- sang O+, theo người hiến gan cho cô. Nghe có vẻ hơi lạ kì nhưng thực ra điều này rất may mắn cho cô bé. Nó đồng nghĩa với việc Brennan không cần phải uống thuốc chống đào thải như hầu hết các bệnh nhân cấy ghép khác.
Nhờ thay đổi nhóm máu theo người hiến tạng mà cô bé Demi-Lee Brennan không cần uống thuốc chống đào thải suốt đời.
Các bác sĩ gọi đây là "điều kì diệu" và cho biết, họ cũng rất bất ngờ về chuyện này và chưa tìm được lời lý giải thỏa đáng. Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể người chống lại bất cứ tế bào ngoại lai nào được cấy ghép vào. Trường hợp của cô bé 15 tuổi này thì ngược lại, các tế bào từ lá gan được cấy còn có khả năng sống sót tốt hơn tế bào từ chính cơ thể cô bé. Tuy nhiên, đây sẽ là tín hiệu đáng mừng cho tương lai của lĩnh vực cấy ghép nội tạng.
2. Bị quên dụng cụ trong người
Tỉ lệ bị bác sĩ quên dụng cụ phẫu thuật trong người sau mổ của các bệnh nhân dao động từ 12,5% đến 0,02%, tùy từng thống kê. Dĩ nhiên, đây là tình huống oái oăm và đáng sợ mà không bệnh nhân nào muốn gặp phải.
3. Không "hãm phanh" được
Nữ ca sĩ opera Amy Herbst buộc phải bỏ nghề sau biến chứng "oái oăm" khi sinh nở.
Nữ ca sĩ opera Amy Herbst không may gặp phải một biến chứng oái oăm sau sinh và buộc phải chấm dứt sự nghiêjp của mình. Nguyên nhân là do trong ca sinh của cô, một y tá đã thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn mà không hỏi ý kiến ca sĩ hay chồng của cô. Kể từ đó, cô luôn than phiền về việc mắc phải chứng tiểu và đại tiện không thể kiểm soát, đặc biệt là lúc đang trình diễn trên sân khấu. Cô và chồng đã đâm đơn kiện bệnh viện nơi cô thực hiện ca sinh nở với số tiền đòi bồi thường lên đến 2,5 triệu đô la.
4. Tính cách thay đổi
Rất nhiều bệnh nhân nhận thấy tính cách, khẩu vị ăn uống và sở thích của họ bị thay đổi sau phẫu thuật cấy ghép. Đặc biệt, họ nhận thấy họ bắt đầu thích những thứ giống với sở thích của người hiến nội tạng. Hiện tượng này được gọi là "trí nhớ cấy ghép".
Jamie Sherman sinh ra và lớn lên ở bang Arizona, Mỹ. Cô cực kì ghét đồ ăn Mexico nhưng sau ca phẫu thuật, cô bất ngờ thèm ăn những món như đậu burrito, bánh tacos hay pho mát enchiladas - vốn thuộc đặc trưng ẩm thực Mexico. Sau này cô mới phát hiện ra người hiến tim cho cô rất thích ăn những đồ này, đặc biệt là pho mát enchiladas.
5. Thay đổi giọng nói sau phẫu thuật răng
Karen Butler, một phụ nữ ở bang Oregon, Mỹ, đã tiến hành một ca cấy ghép răng đơn giản năm 2009. Nhưng khi tỉnh dậy sau cơn hôn mê, cô nhận ra mình có một giọng nói hoàn toàn khác lạ. Giọng Anh-Mỹ của cô trở thành giọng Anh - Anh. Ban đầu, mọi người tưởng cô giả vờ vì rất nhiều người Mỹ giả được giọng Anh bình thường nhưng sau này, các bác sĩ đã chẩn đoán cô bị mắc hội chứng "giọng nói ngoại lai" (Foreign Accent Syndrome)
Karen Butler là người Mỹ nhưng giọng nói đã bị biến thành giọng Anh-Anh sau khi phẫu thuật răng