Khoảng 70% những du khách nam trẻ tuổi khi tới vùng đất này đều tìm kiếm những cô gái bởi tương truyền, họ được quan hệ tình dục với người lạ dù có chồng ở bên.
Bộ tộc thiểu số Kalash của Pakistan đang phải chịu mối đe dọa ngày một tăng trên chính mảnh đất quê hương của mình do lượng du khách kéo đến ngày một nhiều. Với số lượng chưa tới 4.000 người, bộ tộc Kalash chỉ sinh sống tại một vài ngôi làng ở huyện miền núi Chitral, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, phía bắc Pakistan.
Người ta có thể dễ dàng nhận ra cộng đồng này nhờ vào những bộ quần áo sặc sỡ và truyền thống độc đáo của họ tại một quốc gia Hồi giáo như Pakistan. Người Kalash cũng nổi tiếng với những đặc điểm ngoại hình đặc biệt, đó là màu da, mắt và tóc đều sáng nhợt nhạt.
Dễ nhận ra bộ tộc Kalash nhờ bộ quần áo sặc sỡ truyền thống.
Văn hóa của người Kalash rất độc đáo và khác biệt so với nhiều nhóm dân tộc Hồi giáo đương đại xung quanh. Họ là những người đa thần và thiên nhiên đóng vai trò rất quan trọng, thiêng liêng trong cuộc sống hàng ngày. Người Kalash nổi tiếng với những lễ hiến tế, các lễ hội được tổ chức để cảm tạ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú từ 3 thung lũng nơi họ sinh sống.
Trái ngược với văn hóa xung quanh Pakistan, người Kalash nói chung không phân biệt nam nữ. Tuy nhiên, các cô gái và phụ nữ khi có kinh nguyệt sẽ được gửi tới sống ở "Bashaleni", tòa nhà nguyệt san của làng khi đến kỳ cho tới khi họ lấy lại được "sự thuần khiết". Họ cũng trải qua quá trình sinh nở ở bashaleni này. Ngoài ra, sau khi sinh con, phụ nữ Kalash sẽ trải qua một nghi thức gọi là khôi phục "sự thuần khiết", sau đó họ mới được quay lại với chồng.
Phụ nữ Kalash phải trải qua nhiều phong tục kỳ lạ.
Các bé gái Kalash được coi là phụ nữ khi 4 hoặc 5 tuổi và kết hôn ở tuổi 14-15. Nếu một người phụ nữ muốn thay đổi chồng, cô sẽ viết một lá thư cho người chồng tương lai của mình, thông báo việc người chồng hiện tại đã trả cho cô bao nhiêu hồi môn. Như vậy, người chồng mới sẽ phải trả gấp đôi nếu muốn cưới cô. Ví dụ, nếu người chồng hiện tại dùng một con bò để có được cô gái thì người chồng mới sẽ phải trả hai con bò cho người chồng cũ nếu muốn có vợ.
Vào mùa xuân, lễ hội Joshi của người Kalash bắt đầu. Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến những ngọn núi để tận mắt chứng kiến những nghi lễ đặc biệt của bộ tộc này. Tuy nhiên, có một số khách du lịch đến đây với ý định bất chính, tất cả bắt nguồn từ những thông tin sai lệch về bộ tộc Kalash.
Các bé gái người Kalash 14-15 tuổi đã đủ tuổi lấy chồng.
Một số video trên Youtube tuyên bố rằng các cô gái Kalash rất dễ dãi trong chuyện quan hệ tình dục. Bộ tộc cho phép phụ nữ được "mây mưa" với bất cứ ai họ chọn, kể cả ngay ở trước mắt chồng mình. Rất nhiều khách du lịch thực sự đã đến khu vực này và hỏi về nơi tìm được những cô gái Kalash như lời đồn. Một quản lý khách sạn tuyên bố ông ước tính 70% du khách Pakistan là những người đàn ông trẻ tuổi đã đặt câu hỏi về tin đồn như vậy.
Cộng đồng người Kalash tự tuyên bố những thông tin đó là sai lệch, họ đã lên tiếng phỉ báng nó. Những poster xuất hiện khắp các ngôi làng của người Kalash, yêu cầu khách du lịch không được chụp ảnh người dân mà không được sự cho phép và không được quấy rối bất cứ phụ nữ địa phương nào. Cảm thấy bị đe dọa bởi những người bên ngoài, một số người Kalash thậm chí còn ngừng tổ chức các lễ hội công khai. Nhiều phụ nữ bộ tộc đã đeo những tấm mạng che mặt do lo sợ bị quấy rối.
Thông tin phụ nữ Kalash được phép "mây mưa" với người lạ trước mặt chồng là sai lệch.
Một thông tin đau lòng nữa về cuộc sống của người Kalash đó là có một số bài báo đưa tin phụ nữ trẻ của bộ tộc buộc phải cải sang đạo Hồi. Đây là vấn đề ảnh hưởng tới hầu hết những bộ tộc thiểu số không phải đạo Hồi tại Pakistan. Một số người Hồi giáo đã khuyến khích người Kalash đọc kinh Koran để họ chuyển sang đạo Hồi. Những thách thức của tính hiện đại, vai trò của người ngoài và các tổ chức phi chính phủ làm thay đổi môi trường của thung lũng Kalash đang trở thành mối đe dọa thực sự với bộ tộc đặc biệt này.