Bị cưỡng ép phải sống theo các tập tục kỳ lạ, bị buộc phải phá thai nếu trót có con, các nàng công chúa hòa thân có số phận thảm thương thường ôm hận mà chết rất trẻ.
Thời cổ đại, nhiều nàng công chúa phải đi hòa thân (kết thân để cầu hòa), luôn được xem là một trong những phương thức duy trì ngoại giao. Bằng cách sắp xếp cho các công chúa xinh đẹp kết hôn với kẻ địch, hoàng đế sẽ đổi được hòa bình vùng biên giới.
Thời nhà Thanh, đã có hơn trăm vị công chúa phải gả đến Mông Cổ theo chính sách hòa thân. Chỉ là hậu thế không khỏi hiếu kỳ, vì sao những nàng công chúa này đều vô sinh lại thường chết trẻ? Nguyên nhân phía sau khiến nhiều người không khỏi thổn thức.
Dù có được hoàng đế vua cha yêu chiều thế nào, đến khi cần thiết, công chúa vẫn phải đi hòa thân. - Ảnh minh họa.
Mông Cổ là một trong những địch quốc với nhà Thanh, luôn nhăm nhe đánh xuống vùng Trung Nguyên. Dã tâm của người Mông Cổ cũng chưa bao bao giờ kết thúc. Sở dĩ nhà Thanh và Mông Cổ có thể duy trì quan hệ cân bằng là vì cả hai bên đều có tập tục hòa thân.
Công chúa nhà Thanh kết hôn với người Mông Cổ mặc dù nhìn qua là gả thấp thế nhưng nhập gia tùy tục, dù có tư cách công chúa tôn quý, một khi đã gả đến Mông Cổ, sống tại lãnh thổ của người Mông Cổ, càng công chúa cũng chỉ có thể tuân theo quy định nơi đây, không được trái lệnh.
Tuy nhiên, theo phong tục của người Mông Cổ, các công chúa thời nhà Thanh không được phép có con. Ngay cả khi trót mang thai cũng buộc phải phá bỏ thai nhi trong bụng.
Kết hôn với người Mông Cổ, công chúa nhà Thanh phải chịu không ít ấm ức. - Ảnh minh họa.Công chúa đi hòa thân thường ôm hận chết
Nguyên nhân là do người Mông Cổ tin rằng, có con với công chúa nhà Thanh là biểu hiện của việc quy thuận nhà Thanh hoàn toàn, trong tương lai sẽ phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của hoàng đế nhà Thanh, điều này là không thể, phạm vào tối kỵ.
Hơn nữa, nếu công chúa nhà Thanh được quyền sinh con đẻ cái thì dòng máu của người Mông Cổ sẽ không còn thuần khiết nữa. Sau này, con cái sẽ chảy một nửa dòng máu của công chúa nhà Thanh, dần dần không có chí hướng độc lập tự cường mà có nguy cơ ngả về phía nhà Thanh, khiến Mông Cổ sẽ không thể thoát khỏi sự suy yếu.
Ngoài ra, không giống như khi hoàng đế nhà Thanh qua đời, các phi tần được thả ra khỏi cung hoặc chôn theo, một khi vương hãn Mông Cổ băng hà, con trai của vị vương này không chỉ kế thừa ngai vàng, địa vị của cha mà còn có thể kế thừa dàn thê, thiếp của cha mình.
Công chúa nhà Thanh cũng không ngoại lệ, họ chỉ có thể tiếp tục phục vụ vị vương tiếp theo, từ vợ cha trở thành vợ con, mãi đến khi chết mới được giải thoát.
Nhiều công chúa lá ngọc cành vàng suy sụp khi biết tin phải hòa thân với người Mông Cổ. - Ảnh minh họa.
Đối mặt với phong tục kỳ lạ này, những công chúa nhà Thanh được giáo dục lễ nghi từ bé tuyệt đối không thể chịu được sự ô uế, sỉ nhục lớn như vậy. Vì lẽ đó, đa số các nàng công chúa hòa thân sau khi được gả đến Mông Cổ đều buồn bực, uất ức mà hương tiêu ngọc vẫn.
Cũng bởi tất cả những lý do kể trên, nhiều công chúa nhà Thanh đã suy sụp tột độ khi biết tin mình sắp phải hòa thân với Mông Cổ, họ biết rằng, cuộc hôn nhân này cũng chính là cuộc chia ly sinh tử với cha mẹ, với đất nước.