Thanh niên Đà Nẵng hơn 10 năm "làm bạn", biến cát thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, ai nhìn cũng mê

Tấn Phước - Ngày 20/12/2024 12:12 PM (GMT+7)

Dùng cả thanh xuân theo đuổi nghệ thuật vẽ tranh, nam thanh niên ở Đà Nẵng đã khiến nhiều người trầm trồ khen ngợi khi sử dụng nguyên liệu không tưởng để tạo thành những bức tranh sống động.

 Nghề "thổi hồn" cho cát, "sai một ly, đi một dặm"

Bằng sự khéo léo, tỉ mỉ của mình, anh Phan Quang Dũng (SN 1988, ngụ quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã biến vật liệu trước đây sử dụng trong xây dựng để trở thành những tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc. Anh sử dụng hạt cát để vẽ nên các bức tranh chân dung, phong cảnh đậm chất nghệ thuật.

Năm 2008, anh Dũng di chuyển từ quê vào TP.HCM theo chân nghệ nhân tranh cát Ý Lan học nghề. “Xuất thân từ lĩnh vực du lịch nhưng sau khi tôi thấy lớp học dạy tranh cát của cô Lan mở tuyển sinh. Tôi quyết định rẽ hướng, đến lớp học hỏi nâng cao tay nghề” - anh Dũng nhớ lại. Bằng niềm đam mê với nghệ thuật, tập trung học hỏi và thường xuyên rèn luyện nên chỉ sau 1 năm, anh Dũng có thể bắt đầu “thổi hồn” cho những hạt cát.

Hiện nay, anh Dũng có thể vẽ đa dạng chủ đề từ phong cảnh, các loài hoa, động vật, ảnh chân dung hay công trình kiến trúc đặc biệt mang dấu ấn của các tỉnh thành. Ngoài ra, dạng tranh thư pháp - mang đậm nét văn hóa truyền thống của Việt Nam cũng không thể làm khó được anh Dũng.

Hiện nay, anh Dũng có thể vẽ đa dạng chủ đề từ phong cảnh, các loài hoa, động vật, ảnh chân dung hay công trình kiến trúc đặc biệt mang dấu ấn của các tỉnh thành. Ngoài ra, dạng tranh thư pháp - mang đậm nét văn hóa truyền thống của Việt Nam cũng không thể làm khó được anh Dũng.

Thời gian đầu theo đuổi nghệ thuật làm tranh từ cát, đôi lần anh Dũng cảm thấy chán nản, có ý định từ bỏ. Thế nhưng, bằng sự quyết tâm chinh phục mục tiêu mới, anh tự trấn an bản thân, tìm kiếm điều thú vị thông qua những hạt cát. “Ban đầu, gia đình hỏi tôi theo học tranh cát để làm gì. Đối với bản thân, từ thuở nhỏ đã thích vẽ vời nên quyết định theo đuổi công việc này, xem như một hành trình trải nghiệm, khám phá một điều gì đó mới mẻ trong cuộc sống. Thế nhưng, càng học, càng vẽ tôi càng mê, chắc là do nghề chọn mình” - anh Dũng tâm sự về cơ duyên đến với nghề.

Nếu dùng giấy bút để phác hoạ các bức tranh đầy màu sắc, đòi hỏi người hoạ sĩ phải có tư duy về bố cục, thể hiện được chiều sâu của bức ảnh. Còn với tranh cát, anh Dũng khẳng định nghệ nhân khi thực hiện phải có sự tỉ mỉ, khéo léo và kiên trì.

Nếu dùng giấy bút để phác hoạ các bức tranh đầy màu sắc, đòi hỏi người hoạ sĩ phải có tư duy về bố cục, thể hiện được chiều sâu của bức ảnh. Còn với tranh cát, anh Dũng khẳng định nghệ nhân khi thực hiện phải có sự tỉ mỉ, khéo léo và kiên trì. 

Khi vẽ tranh, nghệ nhân dùng dụng cụ có kích thước nhỏ để đưa từng nhóm cát vào khung tranh kính. Chiều rộng giữa hai mặt kính chỉ hơn 1cm, bài toán của người hoạ sĩ là làm sao để đưa từng nhóm cát có màu sắc khác nhau vào trong khung, phối hợp hài hòa và tạo hình cho chúng. Thay vì vẽ theo bố cục từ trên xuống thì nghệ nhân vẽ tranh cát phải thực hiện theo chiều ngược lại. Do đó, công việc này đòi hỏi tư duy hình ảnh và cách sắp xếp bố cục của người thực hiện.

Cần độ kiên nhẫn tuyệt đối, có người học vài ngày đã bỏ cuộc

Theo anh Dũng, quy trình thực hiện tranh cát phải trải qua nhiều bước. Công đoạn đầu tiên - yếu tố quyết định sự thành bại của tác phẩm là vẽ phác hoạ trên mặt kính của khung. Nhờ những nét vẽ này, hoạ sĩ sẽ hình dung được từng giai đoạn thực hiện tác phẩm. Từ đó, sẽ hạn chế tối thiểu những sai sót không đáng có. 

Anh Dũng tâm sự về độ khó của lĩnh vực này: “Ví dụ như trên giấy nếu bị lỗi thì có thể dùng tẩy để xóa. Còn tranh cát nếu có lỗi mình phải dùng dụng cụ chuyên dụng để đưa cát ra ngoài khỏi khung. Nếu lỗi quá lớn phải đổ ra làm lại từ đầu, lúc ấy tất cả công sức đổ sông đổ biển. Bởi vậy khi thực hiện phải từ tốn, không gấp gáp, vội vàng và tính toán kỹ lưỡng”. 

Còn về nguyên liệu được sử dụng để tạo hình cho tranh, anh Dũng dùng cát tự nhiên. Được biết, anh lấy cát từ vùng biển TP. Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) để thực hiện. Về màu sắc của cát, anh cho biết đó là cả quá trình tìm kiếm, sưu tầm trong nhiều năm liền. Hiện nay, anh phát hiện được hơn 20 màu sắc tự nhiên, được lấy từ nhiều vùng đất, khu vực khác nhau như: đồi cát, cát ven biển, cát ở sông, suối hoặc đập vỡ các loại đá để lấy cát.

Nếu nguyên liệu cát sắp cạn dần anh sẽ thuê xe bán tải, di chuyển về vùng đất Bình Thuận để tìm kiếm nguồn nguyên liệu miễn phí mà “mẹ thiên nhiên” ban tặng. Sau khi lấy cát về, anh sẽ tiến hành rửa sạch, phơi khô và rây cát để loại bỏ tạp chất.

Nếu nguyên liệu cát sắp cạn dần anh sẽ thuê xe bán tải, di chuyển về vùng đất Bình Thuận để tìm kiếm nguồn nguyên liệu miễn phí mà “mẹ thiên nhiên” ban tặng. Sau khi lấy cát về, anh sẽ tiến hành rửa sạch, phơi khô và rây cát để loại bỏ tạp chất.  

Mỗi ngày anh Dũng dành từ 6-10 tiếng để thực hiện các tác phẩm. Nếu không thể suy nghĩ thêm ý tưởng, gặp căng thẳng hoặc đôi mắt bị mỏi cơ, anh Dũng sẽ đi dạo vòng quanh thành phố để tìm kiếm năng lượng cùng nguồn cảm hứng mới.

Hiện tại, anh Dũng muốn đào tạo cho các thế hệ trẻ bộ môn nghệ thuật thú vị này. Song, anh gặp khó khăn vì nhiều học viên bất lực, bỏ cuộc vì nản chí. “Tôi muốn truyền kinh nghiệm cho những bạn muốn tìm hiểu về nghề làm tranh cát. Thế nhưng, các bạn chỉ học sang buổi thứ 3 đã vội dừng lại. Nghề này nhìn tưởng dễ nhưng lại rất khó vì đòi hỏi người hoạ sĩ phải kết hợp nhiều yếu tố tự hoa tay, sự khéo léo kể cả sự kiên nhẫn, không vội vã”.

Nói về thu nhập, tùy theo loại tranh vẽ và kích cỡ mà anh Dũng định giá tác phẩm của mình. Trung bình mỗi tác phẩm chân dung sẽ có mức giá từ 1-2 triệu đồng, thực hiện trong 2-3 ngày. Còn bức tranh phong cảnh hay những kiến trúc mang tính biểu tượng của Việt Nam sẽ có mức giá dao động từ 500,000 đồng - 1 triệu đồng. 

Không chỉ là bộ môn nghệ thuật mà đây còn là một trò chơi thú vị, giúp trẻ con tiêu khiển, kích thích sự sáng tạo.

Không chỉ là bộ môn nghệ thuật mà đây còn là một trò chơi thú vị, giúp trẻ con tiêu khiển, kích thích sự sáng tạo.

Do ở quê hương của anh Dũng vẫn còn ít người yêu thích thể loại tranh này nên thu nhập khá bấp bênh. Song, anh vẫn chưa có ý định dừng lại. Nam hoạ sĩ tận dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm của mình cho khách hàng trong và ngoài nước. Vừa quảng bá hình ảnh phong cảnh Việt Nam qua tranh cát, đồng thời tạo thêm thu nhập để anh trang trải cuộc sống.

Anh Dũng còn tổ chức những buổi workshop dạy làm tranh cát miễn phí cho những người đam mê bộ môn này hoặc các trẻ nhỏ, khách du lịch. Từ đó, anh hy vọng với nghệ thuật vẽ tranh cát sẽ giúp thế hệ trẻ rèn luyện tính nhẫn nại, kích thích sáng tạo và còn nhắc nhở mọi người rằng trong những điều nhỏ bé nhất, vẫn chứa đựng những giá trị kỳ diệu.

Nam thanh niên ở Hà Nội làm gốm xấu lạ nhưng kiếm tới 30 triệu đồng/tháng, bất ngờ vì clip toàn triệu view
Nam thanh niên ở Hà Nội khiến nhiều người không khỏi trầm trồ vì sự sáng tạo của mình khi "thổi hồn" vào đất sét, tạo nên những món vật dụng gốm sứ...

Chuyện nghề

Theo Tấn Phước
Nguồn: [Tên nguồn]20/12/2024 11:04 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện nghề